Thứ Bảy, Tháng Sáu 10, 2023
Kiến thức kinh doanh Kinh tế

Xu hướng thương mại điện tử mới nổi trên thế giới

xu hướng thương mại điện tử

Xu hướng thương mại điện tử bắt đầu có những thay đổi lớn từ sau khi COVID-19 bùng phát. Khi tình hình đại dịch liên tục trở nên căng thẳng hơn và phải dùng đến những biện pháp giãn cách để chế tài thì nhu cầu sử dụng những nền tảng online cũng dần được đẩy lên cao trào. 

Điều đó đã giúp thúc đẩy các doanh nghiệp và người dùng chuyển đổi sang nền tảng trực tuyến. Giới thương mại điện tử dự báo, xu hướng này sẽ không ngừng lại sau khi đại dịch kết thúc, mà sẽ trở thành cột mốc cho sự phát triển vượt bậc hơn trong thời kỳ bình thường mới. Cùng The Mastro điểm danh những xu hướng thương mại mới dẫn đầu trong năm nay nhé.

 

Mua sắm và thương mại trên sàn điện tử

Có đến 87% người mua sắm trên và thương mại trên sàn điện tử đã nói lên rằng truyền thông từ mạng xã hội giúp họ đưa ra quyết định khi cần mua một món hàng. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong sử dụng và mua sắm trên thiết bị điện tử đã thúc đẩy xu hướng này. Doanh số của thương mại điện tử cũng đã dần bắt kịp với doanh số bán lẻ truyền thống khiến cho những cửa hàng mua sắm ngày càng vắng vẻ hơn. 

Vì vậy xu hướng phát triển các cửa hàng thương mại điện tử ngày càng gia tăng giúp các nhà bán lẻ đến gần hơn với khách hàng. Thay vì phải đến cửa hàng như một cách truyền thống, thì giờ đây khách hàng có thể tiếp cận hầu hết mọi chương trình từ nhà bán chỉ thông qua nền tảng mạng xã hội.

Ông lớn Amazon cũng tham gia vào xu hướng này bằng việc mở ra một chuỗi cửa hàng tiện lợi thực tế. Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Pinterest, Tiktok đã bắt kịp xu hướng này và hiện đang bắt đầu tích hợp và phổ biến khả năng mua hàng trong ứng dụng để người dùng có thể mua hàng một cách tiện lợi hơn mà không cần phải rời khỏi ứng dụng mạng xã hội.

 

Thanh toán kỹ thuật số phát triển

 

xu hướng thương mại điện tử

 

Đi kèm với việc mua sắm trên sàn điện tử, việc thanh toán kỹ thuật số cũng có đà phát triển theo. Đây đang là phương thức giao dịch được ưa chuộng nhất trên các sàn thương mại điện tử. 

Shopee ghi nhận được rằng tổng số đơn đặt hàng được thanh toán qua ví điện tử Shopee Pay ở toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần. Nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết thị trường rơi vào nhóm người từ 50 tuổi trở lên. 

Ngay cả những điểm kinh doanh offline như các cửa hàng tiện lợi, nơi mua sắm cũng ngày càng thân thiện hơn với giải pháp thanh toán này. Theo Airpay, số lượng cửa hàng đối tác tại Việt Nam của ví này đã tăng trưởng gấp 2 lần trong những năm gần đây. Một số đối tác tiêu biểu như Guta, Guardian, 7 – Eleven, B’s mart và My Kingdom.

 

Thương mại thoại bắt đầu có chỗ đứng vững vàng hơn

Mặc dù đã xuất hiện từ những năm 2018, nhưng đến gần đây, thương mại thoại mới bắt đầu nổi hơn khi con người ngày càng có xu hướng  tăng cường sử dụng các thiết bị hỗ trợ bằng giọng nói như Siri trên iPhone, Google Assistant,…để làm mọi thứ như tìm kiếm thông tin, thậm chí là mua sắm. 

Xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến bởi tính chính xác và độ hiệu quả cao. Do đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử nên có trang web được tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói thì sẽ có lượng khách vào kênh chuyển đổi ngày càng tăng.

Theo Voiceboat, 75% người Mỹ sẽ có loa thông minh vào năm 2025. Trên thực tế, khi thương mại điện tử bằng giọng nói xuất hiện sẽ thu về 40 tỷ đô la vào năm 2022. Amazon và Google hiện nay cũng đang tích cực đẩy mạnh ngôn ngữ khu vực trong phần trợ lý giọng nói của họ để hỗ trợ khách hàng được mua sắm thoải mái và thuận tiện hơn.

 

xu hướng thương mại điện tử

Sự gia tăng của AR (thực tế tăng cường) 

Thực tế tăng cường đã xuất hiện từ rất lâu trước đó, thậm chí người ta còn tranh cãi về việc liệu có phải AR đã xuất hiện từ trước cả mạng xã hội hay không. Nhưng cho đến hiện tại, AR mới thực sự bùng nổ và trở thành một tính năng quan trọng. 

Theo nghiên cứu từ Statista, AR sẽ trở thành một nền công nghiệp với trị giá 18 tỷ USD. Khoảng chi tiêu của người dùng trên các ứng dụng có tích hợp AR sẽ rơi vào khoảng 15 tỷ USD trong năm 2022.

Thương mại điện tử vẫn đang phát triển không ngừng và ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Tiềm năng của xu hướng này là rất lớn trong thời kỳ hiện đại, tuy nhiên, thương mại điện tử cũng yêu cầu sự nhanh nhạy từ các doanh nghiệp và thương hiệu thương mại điện tử. Do đó, các doanh nghiệp cần quan tâm đến thương mại điện tử và nắm bắt nhanh các xu hướng trên để tiếp cận khách hàng một cách khéo léo và hiệu quả hơn, từ đó giúp mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.