Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
Tài chính Chứng Khoán Kiến thức tài chính

Tự doanh chứng khoán là gì? Các bạn đã biết chưa?

Tự doanh chứng khoán là gì? Các bạn đã biết chưa?

Tự doanh chứng khoán là một nghiệp vụ kinh doanh của các công ty chứng khoán khi tham gia trên thị trường chứng khoán. Hãy cùng The Mastro tìm hiểu bản chất và đặc điểm của tự doanh chứng khoán là gì qua bài viết dưới đây.

Bài viết liên quan: Thị trường tài chính là gì? Top 5 thị trường tài chính đáng đầu tư nhất 2022

TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?

Theo Khoản 30, Điều 4, Luật Chứng khoán năm 2019: “Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình”.

Tự doanh chứng khoán (Self Trading) là hoạt động một công ty chứng khoán tự mua bán giao dịch chứng khoán cho mình nhằm hưởng lợi nhuận từ lợi tức hay chênh lệch giá trên thị trường. Đây là việc mua đi bán lại chứng khoán để thu lời từ việc tăng giảm giá (mua thấp, bán cao), hoặc hưởng lợi nhuận định kỳ.

Tự doanh chứng khoán là gì?

Các công ty chứng khoán luôn chủ động trên thị trường và khả năng tiếp cận thông tin cao, do đó họ có những lợi thế nhất định trong việc tự doanh chứng khoán như: nắm được xu thế giao dịch, có thể dự đoán các diễn biến tiếp theo của thị trường, có thể nắm được thông tin về quan hệ cung cầu trên thị trường. Đặc biệt, khi công ty thực hiện tự doanh có thể giảm thiểu được chi phí giao dịch.

Với khả năng chuyên môn cao và nguồn vốn lớn, hoạt động tự doanh của mỗi công ty chứng khoán được xem là một giao dịch của nhà đầu tư chuyên nghiệp, đặc biệt là khi thực hiện hoạt động này với quy mô lớn có thể tác động đến xu hướng giá cả thị trường. Cũng vì vậy mà các công ty có thể góp một phần lớn trong việc bình ổn giá cả chứng khoán và điều tiết lượng cung cầu trên thị trường.

SGD và OTC
Nguồn: Tranminhdung.vn

Tự doanh chứng khoán có thể thực hiện ở Sở giao dịch chứng khoán (SGD) và Sàn giao dịch phi tập trung (OTC). Tại SGD việc mua bán này được diễn ra như hoạt động của các nhà đầu tư thông thường. Tại thị trường OTC, hoạt động tự doanh có thể diễn ra trực tiếp giữa các công ty với các đối tác hoặc thông qua giao dịch song phương trong đó các bên sẽ đàm phán và đạt sự thỏa thuận về giá cả và số lượng, cũng như hình thức thanh toán.

👉👉👉 Tham khảo: Top 3 khóa học quản lý tài chính ngắn hạn cho người mới

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

Giao dịch trực tiếp

Là cách giao dịch song phương giữa công ty chứng khoán và đối tác theo giá được thỏa thuận trực tiếp. Ở đó công ty chứng khoán và đối tác đóng vai trò là người mua và người bán. Trong giao dịch, cả hai thỏa thuận trực tiếp với nhau về giá cả, số lượng và hình thức trao đổi cổ phiếu.

Các loại chứng khoán giao dịch rất đa dạng, chủ yếu là chứng khoán không niêm yết và chứng khoán mới phát hành, hoặc có thể là giao dịch thỏa thuận cổ phiếu niêm yết giữa công ty chứng khoán và bên thứ hai. Ví dụ: mua cổ phiếu OTC, mua cổ phiếu IPO, mua đấu giá cổ phiếu, giao dịch thỏa thuận cổ phiếu niêm yết.

Giao dịch gián tiếp

Là giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán để đặt lệnh. Thông thường, khi giao dịch tự doanh gián tiếp, các CTCK sẽ thanh toán đa phương. Trong đó, người mua và người bán không biết được đối tượng giao dịch là ai mà thông qua hệ thống đặt lệnh của Sở.

👉👉👉 Tham khảo: 5 khóa học đầu tư chứng khoán hot nhất

MỤC ĐÍCH TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

Tìm kiếm lợi nhuận từ đầu cơ chênh lệch giá cổ phiếu

  • Việc tự doanh chứng khoán đem lại các khoản lợi nhuận lớn từ chênh lệch giá và lợi tức chứng khoán ví dụ như trái tức, cổ tức, lợi tức cổ phần quỹ đầu tư,…Trái lại, khi thị trường “tụt dốc”, thị giá giảm thì các khoản lợi nhuận khó có thể bù lại được phần mất giá.
  • Thông thường, tại các công ty thường có những chuyên gia nhiều kinh nghiệm đảm nhận việc phân tích thị trường và hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp trong hoạt động tự doanh này. Từ đó, giúp công ty có những nhận định, phân tích kỹ lưỡng và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.

Đầu tư góp vốn với doanh nghiệp

  • Khi các công ty đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hoặc kèm quyền chuyển đổi tại các Công ty Cổ phần sẽ trở thành cổ đông. Hãy luôn nắm rõ hạn mức cho phép khi đầu tư hùn vốn với Công ty cổ phần là trong dài hạn hay ngắn hạn và luôn tuân thủ các quy định về pháp lý đối với cổ đông lớn.

Bình ổn giá thị trường

  • Khi thị trường chứng khoán gặp phải những biến động giá gây bất lợi cho tình hình hoạt động chung, thì các công ty có thể thực hiện tự doanh chứng khoán để bảo vệ chính mình và khách hàng hay được các cơ quan quản lý can thiệp yêu cầu.

Thu lại lợi nhuận

Mang lại lợi nhuận là mục đích cơ bản của kinh doanh nói chung, kinh doanh chứng khoán và tự doanh chứng khoán nói riêng. Với lợi thế về mặt thu thập và phân tích thông tin, các đơn vị có thể mua bán tích trữ hoặc giao dịch thu lợi nhuận chênh lệch từ chứng khoán trên thị trường.

4 YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

Phương thức thực hiện tự doanh chứng khoán

  • Yêu cầu tách biệt trong quản lý: Nhằm đảm bảo tính minh bạch rõ ràng, một công ty chứng khoán hoạt động song song hai nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán có thể dễ xảy ra xung đột lợi ích giữa khách hàng và công ty. Sự tách biệt này bao gồm các yếu tố về quy trình nghiệp vụ, con người, vốn và tài sản của công ty và khách hàng.
  • Yêu cầu ưu tiên dành cho khách hàng: Do các đơn vị có ưu thế hơn về việc chủ động nắm bắt và phân tích thông tin, để đảm bảo bình ổn thị trường và không có sự cạnh tranh thiếu công bằng, nguyên tắc hàng đầu của các đơn vị khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh là ưu tiên giao dịch của khách hàng.
  • Yêu cầu bình ổn giá cả thị trường: Hoạt động tự doanh nhằm góp phần làm bình ổn lại giá cả trên thị trường. Các công ty chứng khoán có nghĩa vụ phải bán ra khi giá chứng khoán tăng và mua vào khi giá giảm nhằm giữ được sự ổn định trên thị trường.
  • Yêu cầu hoạt động tạo lập thị trường: Các công ty tự doanh có thể mua 1 số lượng cổ phiếu nhất định để làm kho cơ sở cho việc phát hành chứng quyền. Trong đó, các công ty này đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, có khả năng điều tiết giá cũng như giữ được sự ổn định đối với sản phẩm chứng quyền đó.

👉👉👉 Dành cho bạn: Top các loại chứng khoán phái sinh ở Việt Nam và Quốc Tế

PHÂN LOẠI TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

Hoạt động đầu tư ngân quỹ

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải dự trữ cho mình một lượng tiền mặt nhất định để thực hiện chi trả và dự phòng cho các nhu cầu thanh toán hàng ngày. Yêu cầu này càng đặc biệt cấp thiết đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

Ngoài tiền mặt, các khoản dự trữ này còn được thực hiện dưới dạng tiền gửi tại các ngân hàng và một số chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao, dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt. Hoạt động đầu tư ngân quỹ phát sinh nhằm giúp các ngân hàng, các công ty chứng khoán quản lý tốt khoản dự trữ này. Bằng việc đầu tư số tiền tạm thời nhàn rỗi vào thị trường tiền tệ, họ đạt được cả hai mục đích: vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán, vừa có mức sinh lời nhất định.

Hoạt động đầu tư chênh lệch giá

Kinh doanh chênh lệch giá là việc các nhà đầu tư mua chứng khoán ở một mức giá thấp và bán chúng ở một mức giá cao hơn, phần lợi nhuận thu về là phần chênh lệch giá. Mục đích đầu tư là chênh lệch giá cả trên thị trường để thực hiện đầu tư, họ mong muốn tạo ra lợi nhuận nhưng không chịu rủi ro trên cơ sở khai thác sự không nhất quán về giá chứng khoán tại các thời điểm khác nhau và tại các thị trường khác nhau.

Ví dụ: Công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh cổ phiếu với chiến lược tập trung chính vào loại hình này thì chính sách đầu tư của họ thiên về đầu tư ngắn hạn. Khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng hơn giá mua vào với một tỷ lệ phần trăm nhất định, công ty sẽ thực hiện bán cổ phiếu đó trên thị trường để thu về lợi nhuận từ mức giá chênh lệch.

Hoạt động đầu cơ

Trong lĩnh vực chứng khoán, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại chứng khoán nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng. Cơ sở đầu cơ của họ là: tại một ngày nhất định trong tương lai giá chứng khoán  sẽ tăng hơn giá ở thời điểm hiện tại. Khi đầu cơ các công ty chứng khoán sẽ mua vào tại thời điểm giá chứng khoán thấp để bán số chứng khoán đó với giá cao hơn trong tương lai.

Những Công ty chứng khoán này sẵn sàng chấp nhận thua lỗ cao nếu gặp rủi ro nhưng lại có thể đạt được những khoản lợi khổng lồ. Hoạt động đầu cơ thường chỉ được thực hiện trong ngắn hạn và chỉ những Công ty chứng khoán cần tích tụ nhiều vốn, đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, có chính sách đầu tư mạo hiểm mới thực hiện hoạt động này.

👉👉👉 Tham khảo: Những ứng dụng đào Coin trên điện thoại tốt nhất

Hoạt động đầu tư phòng vệ

Công ty chứng khoán thực hiện hoạt động đầu tư phòng vệ với mục đích tự bảo vệ trước sự biến động của giá chứng khoán. Để thực hiện được mục đích đó, các Công ty chứng khoán phải sử dụng đến các công cụ phòng vệ như option, future, swap,… Đây là một loại đầu tư được thực hiện để làm giảm hoặc loại trừ rủi ro xảy đến với một loại đầu tư khác, trong khi vẫn đảm bảo một mức lợi nhuận khi thực hiện thương vụ.

Hoạt động tạo lập thị trường

Tạo lập thị trường là hoạt động của Công ty chứng khoán trong đó công ty chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng nhất định của một loại chứng khoán nhất định để hỗ trợ, thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó. Khi đã đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, Công ty chứng khoán thường xuyên yết lên các mức giá chào mua, chào bán và thực hiện mua bán theo các mức giá đó.

Hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát

Mục đích của Công ty chứng khoán ở đây là thao túng và nắm quyền kiểm soát các tổ chức phát hành do vậy Công ty chứng khoán sẽ sẵn sàng chấp nhận một chi phí lớn nhưng hợp lý để nắm được quyền kiểm soát và trong tương lai kỳ vọng có thể thao túng những tổ chức đó và thu được những nguồn lợi cao.

👉👉👉 Cùng tìm hiểu: HNX30 là gì? HNX30 index là gì?

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

Vốn pháp lý

Căn cứ theo Mục b, điều 175, Nghị định 155/2020/NĐ-CP, Quy định Vốn pháp định cho hoạt động tự doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán Việt Nam có Vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng Việt Nam.

Hoạt động tự doanh chứng khoán

Theo Điều 22, Thông tư số 121/2020/TT-BTC, các quy định hoạt động của công ty trong nghiệp vụ TDCK như sau:

  1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.
  2. Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh.
  3. Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán: a) Mua, bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch; b) Mua, bán cổ phiếu của chính mình.
  4. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
  5. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng.
  6. Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.
  7. Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng chiều cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.”

Tài khoản

Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã bổ sung hướng dẫn chi tiết quy định về việc Công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch tự doanh tại Thông tư 120/2020/TT-BTC như sau: “Công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh và là thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch chứng khoán tự doanh tại chính công ty.”

👉👉👉 HOT: 7 bước quản lý kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

  • Bước 1: Xây dựng chiến lược: Xác định chiến lược trong hoạt động tự doanh của đơn vị là chủ động, thụ động hay bán chủ động. Đồng thời xác định rõ công ty đầu tư vào ngành nghề hay lĩnh vực nào?
  • Bước 2: Tìm kiếm cơ hội đầu tư: Đơn vị có thể và nên tìm kiếm đa dạng các cơ hội đầu tư ở thị trường phát hành và thị trường lưu thông, thị trường chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết.
  • Bước 3: Phân tích đánh giá: Đây là bước mà bộ phận tự doanh sẽ thực hiện. Có thể kết hợp cùng bộ phận phân tích, thẩm định để đưa ra các kết luận về số lượng, giá cả, thị trường…
  • Bước 4: Đầu tư: Theo quy định của pháp luật, bộ phận tự doanh chứng khoán sẽ triển khai thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán. Bộ phận tự doanh sẽ triển khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán, tuân thủ theo quy định của pháp luật
  • Bước 5: Quản lý, thu hồi: Bộ phận tự doanh có trách nhiệm với các khoản đầu tư và tìm kiếm các cơ hội mới. Trong đó: Với trái phiếu, đơn vị cần theo dõi biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái,… Với cổ phiếu, đơn vị phải theo dõi và phân tích các thông số liên quan nhằm đưa ra quyết định giữ hay bán.

Tổng hợp bởi TheMastro – kênh thông tin cho giới trẻ

Tin liên quan

Các loại chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán phái sinh chính thức ra mắt công chúng đầu tư tại Việt Nam năm 2017. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều nhà đầu tư còn băn khoăn trước khi bước vào thị trường phái sinh do đây là một công cụ tài chính khá phức tạp,...
Vũ Anh

Nên đầu tư vào chứng khoán hay tiền điện tử?

Trước những biến động của thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm các khoản đầu tư thay thế như tiền điện tử Bitcoin. Tuy nhiên, để đầu tư vào tiền điện tử, bạn cần phải đánh giá kỹ lưỡng các danh mục đầu tư tổng thể...
Vũ Anh

Thuật ngữ chứng khoán cơ bản mà các nhà đầu tư cần phải biết

Khi bước chân vào lĩnh vực chứng khoán, điều bạn cần nằm lòng điều tiên chính là định nghĩa, khái niệm của các thuật ngữ chứng khoán. Hãy cùng The Mastro tìm hiểu những kiến thức cơ bản đó trước tiên để giúp bạn có những giao dịch thuận lợi...
Vũ Anh

Bong bóng chứng khoán là gì?

Bong bóng chứng khoán là kết quả của sự leo thang nhanh chóng giá cổ phiếu so với giá trị nội tại của chúng. Kết quả là dòng vốn từ các loại tài sản khác sang cổ phiếu bị dịch chuyển quá mức, gây ra tình trạng mất cân bằng...
Vũ Anh

Pump and Dump: Bẫy thổi giá trên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi tiềm ẩn rất nhiều mánh khóe và gian lận, như những số liệu báo cáo của công ty niêm yết, thao túng thị trường qua lệnh mua – bán giả, giao dịch nội gián (insider trading), hay thậm chí là hành vi “làm giá”....
Vũ Anh

Hãy kiểm soát cảm xúc khi giao dịch trên thị trường đầu tư

Giao dịch trên thị trường đầu tư đòi hỏi nhiều năm thực hành và hiểu biết thấu đáo về các động lực thị trường để tối đa hóa lợi nhuận. Giao dịch theo cảm xúc có một số cạm bẫy và làm như vậy có thể dẫn đến mất vốn...
Vũ Anh