Thứ Bảy, Tháng Sáu 10, 2023
Tài chính Kiến thức tài chính

[CỰC CHUẨN] Tư bản tài chính là gì – Top lời giải 2022

Tư bản tài chính là gì

Tư bản tài chính được hình thành từ sự dung hợp và thâm nhập lẫn nhau của tư bản độc quyền công nghiệp và ngân hàng. Đây là một khái niệm vĩ mô mang tính lý luận cao tuy nhiên để hiểu một cách đơn giản thì thuật ngữ này luôn đi cùng với khái niệm những tập đoàn tư bản tài chính hay đế chế tư bản tài chính nắm quyền chi phối kinh tế, chính trị ở các nước tư bản, thậm chí là nền kinh tế toàn cầu. Hãy cùng The Mastro tìm hiểu bản chất thật sự tư bản tài chính là gì qua bài viết dưới đây.

-> Tham khảo thêm: Tài Chính Công là gì?

TƯ BẢN TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

Tư bản tài chính (Finance Capitalism) là sự dung hợp và thâm nhập lẫn nhau giữa tổ chức độc quyền công nghiệp và tổ chức độc quyền ngân hàng.

Tư bản tài chính là gì?

Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ chức độc quyền. Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền công nghiệp, nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.

Tương tự, cùng với sự tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Từ chỗ làm trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay do nắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng đã trở thành người có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế – xã hội.

Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và nhận gửi những số tiền lớn của các tổ chức độc quyền công nghiệp trong một thời gian dài, vì lợi ích lâu dài của hai bên luôn xoay vòng, thúc đẩy lẫn nhau nên hai bên đều quan tâm đến hoạt động và tìm cách thâm nhập vào nhau.

-> Tham khảo: Lệnh Ato trong chứng khoán là gì?

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ BẢN TÀI CHÍNH

Lịch sử hình thành và phát triển của tư bản tài chính trải qua 3 quá trình kinh tế như sau:

1 – Sự tích tụ sản xuất trong công nghiệp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong công nghiệp: Diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

  • Khi các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến có khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm độc quyền. Sự phát triển của hệ thống tín dụng cũng trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần tạo tiền đề để cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
  • Liên minh độc quyền giữa các nhà tư bản công nghiệp nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao với các hình thức liên kết ngày càng rộng từ trong cùng một ngành, đến liên hệ dây chuyền hoặc liên kết dọc giữa nhiều ngành khác trong nền kinh tế.

2 – Sự tích tụ sản xuất và độc quyền hoá trong công nghiệp dẫn đến tích tụ tư bản và độc quyền hoá trong lĩnh vực ngân hàng

  • Song song và giống như quy luật hình thành các liên minh độc quyền công nghiệp, trong ngành ngân hàng cũng không ngừng diễn ra quá trình tích tụ và tập trung tư bản tiền tệ. Cụ thể, số ngân hàng độc lập giảm xuống, số chi nhánh tăng nhanh.
  • Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ ở mức độ cao đồng nghĩa với việc các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp lớn đó. Cùng lúc đó, các tổ chức độc quyền công nghiệp có nhu cầu tìm kiếm các ngân hàng lớn hơn, thích hợp với các điều kiện tài chính và tín dụng của mình.
  • Trong bối cảnh đó, các ngân hàng nhỏ phải tự sáp nhập vào các ngân hàng mạnh hơn, hoặc phải chấm dứt sự tồn tại của mình trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.

3 – Sự dung hợp giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp dẫn đến hình thành tư bản tài chính

  • Sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, phát sinh ra vai trò mới cho ngân hàng. Từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, các ngân hàng lớn nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
  • Trên địa vị người chủ cho vay, các tổ chức độc quyền ngân hàng có thể cử đại diện theo dõi hoạt động cũng như trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Tương tự đó, các tập đoàn công nghiệp lớn cũng có thêm vai trò mới, đó là tìm cách thâm nhập vào ngân hàng. Các tổ chức độc quyền công nghiệp mua cổ phần của ngân hàng để có thêm quyền kiểm soát hoạt động của ngân hàng, hoặc thậm chí lập ngân hàng riêng cho mình.

-> Dành cho bạn: Margin trong chứng khoán là gì?

ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ BẢN TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

Xuất hiện ngành kinh tế mới

Do sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của cuộc cách mạng Khoa học Kỹ thuật. Ở trong nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới. Đặc biệt là ngành như dịch vụ, bảo hiểm… ngày càng phổ biến. Để thích ứng với sự biến đổi, hình thức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính thay đổi. Sự thay đổi này diễn ra ngay trong chính quá trình liên kết cộng xâm nhập giữa tư bản ngân hàng và tư bản.

Hiện nay phạm vi liên kết và xâm nhập mở rộng ra nhiều ngành. Do đó các tập đoàn tư bản tài chính thường xuất hiện dưới hình thức một tổ hợp đa dạng hơn. Chẳng hạn như kiểu công, nông, thương và dịch vụ. Ngoài ra còn có công nghiệp quân sự đi kèm dịch vụ quốc phòng.

Sự liên kết thị trường tăng mạnh

Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn và cũng tinh vi hơn. Ngân hàng sẽ cho công nghiệp vay vốn và đảm bảo tín dụng cho kinh doanh. Khi có lợi cùng hưởng mà gặp rủi ro, thua lỗ thì cùng chịu. Ngoài ra ngân hàng sẽ mua sắm các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền. Sau đó đem cho các doanh nghiệp thuê.

Do chịu tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên các trang thiết bị lỗi thời rất nhanh. Vì thế đi thuê phương tiện sẽ không phải lo tình trạng hao mòn vô hình của tài sản. Mà đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư mua sắm khi gia nhập một ngành sản xuất mới.

Cơ chế thị trường đổi mới

Cơ chế thị trường của nền tư bản tài chính cũng thay đổi. Cụ thể cổ phiếu có mệnh giá nhỏ lại được phát hành rộng rãi. Khối lượng cổ phiếu tăng lên đáng kể trong thời gian ngắn. Và nhiều tầng lớp dân cư mua cổ phiếu. Từ đó chế độ tham dự được thay chế độ ủy nhiệm. Có nghĩa là những đại cổ đông được ủy nhiệm thay mặt cho đa số cổ đông ít cổ phiếu quyết định phương hướng hoạt động của ng ty cổ phần.

-> HOT HOT: Cách đào coin đầy đủ, chi tiết

SỰ THỐNG TRỊ CỦA CÁC TRÙM TƯ BẢN TÀI CHÍNH

Sự thống trị của các trùm tư bản tài chính được thể hiện rõ nhất qua thống trị về kinh tế, từ đó tạo nên cơ sở thống trị về chính trị, xã hội cũng như các mặt khác của quốc gia và thế giới.

trùm tư bản tài chính

Một số cái tên phải kể đến như J.P Morgan, Citigroup, HSBC Holdings, Goldman Sachs,…hay các đế chế tài phiệt của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai, LG, Lotte. Sức mạnh kinh tế của tư bản tài chính ngày càng lớn và dần dần bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vai trò của nó lớn đến độ tạo ra quy tắc cho tất cả hay thống trị và chi phối mọi mặt trong đời sống kinh tế, chính trị của xã hội tư bản cũng như trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

Sự hình thành tư bản tài chính cũng dẫn đến sự “chuyển hoá” trong bản thân giai cấp tư bản độc quyền. Trên cơ sở tư bản tài chính, hình thành một nhóm nhỏ độc quyền, những tập đoàn tư bản tài chính hay trùm tư bản, vốn trước đây là những chủ công nghiệp và chủ ngân hàng có liên hệ với quá trình sản xuất và quá trình tái sản xuất của tư bản xã hội.

-> Tham khảo: 3 khóa học quản lý tài chính ngắn hạn cho người mới

TƯ BẢN TÀI CHÍNH TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA

Sự thay đổi trong sở hữu của tư bản tài chính

Tư bản tài chính thay đổi về mặt cơ cấu, giá trị, cách thức huy động vốn và ngày càng mang tính quốc tế cao. Để chiếm lĩnh các kỹ thuật mũi nhọn và xác lập vị thế độc quyền, các tập đoàn tư bản tài chính cần có lượng vốn cực kỳ lớn với nhiều hình thức huy động. Đầu tiên, hình thức sáp nhập giữa các xí nghiệp độc quyền đang mang tính toàn cầu và trở thành phương thức đầu tư chủ yếu, để tạo thành những tập đoàn xuyên quốc gia.

Sự thay đổi trong sở hữu của tư bản tài chính

Tư bản tài chính sử dụng các phương thức phát hành trái phiếu để gom vốn với hỗ trợ từ các ngân hàng đầu tư, tạo thành những tập đoàn tài chính lớn. Nó cũng mở rộng thị trường chứng khoán và tham gia vào việc đẩy mạnh hoạt động trong các sở giao dịch trên thị trường trong và ngoài nước. Từ đó sinh ra “Ngân hàng trung ương” với quyền kiểm soát đối với toàn bộ nền sản xuất xã hội.

Sự thay đổi trong quá trình liên kết và thâm nhập

Phạm vi liên kết và xâm nhập được mở rộng và đa dạng hơn, tinh vi và phức tạp hơn. Các tập đoàn tư bản tài chính thường tồn tại dưới hình thức một tổ hợp đa dạng kiểu công – nông – thương – tín – dịch vụ hay công nghiệp quân sự, dịch vụ quốc phòng.

Trong lĩnh vực phát hành chứng khoán

Trong lĩnh vực phát hành chứng khoán 

Các ngân hàng đầu tư đã củng cố vị thế trên thị trường quốc tế nhờ phát hành chứng khoán và buôn bán chứng khoán với quy mô lớn, quản lý vốn của các công ty đầu tư, các quỹ hưu trí và từ thiện,.. tạo ra khả năng hình thành số cổ phiếu khống chế. Việc phát hành cổ phiếu giá trị nhỏ, khối lượng cổ phiếu tăng lên đan xen thâm nhập vào nhau của tư bản tài chính làm cho số cổ đông tăng lên, tính xã hội hóa của tư bản ngày càng mở rộng.

-> Xem Liền: 5 khóa học đầu tư Chứng Khoán cho người mới

Tư bản tài chính đóng vai trò là tiêu biểu mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tạo ra sự phát triển vượt bậc cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong nó vẫn luôn tồn tại những mâu thuẫn nội tại sâu sắc, tiềm tàng nhiều rủi ro vượt ra ngoài mọi sự kiểm soát, mà biểu hiện rõ nhất là những cuộc khủng hoảng. The Mastro hy vọng bài viết trên sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho hành trình của bạn. Chúc bạn thành công!

Theo: https://themastro.com/