Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
Kinh tế Quốc Tế

Tổng nợ toàn cầu tăng nhanh chạm mức kỷ lục gần 3000 tỷ đô la

Theo Viện Tài chính Quốc tế (Institute of International Finance), tổng  nợ toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục mới – gần 300 nghìn tỷ đô la trong quý II,  nhưng kể từ khi bắt đầu đại dịch cho đến khi nền kinh tế dần phục hồi, tăng trưởng trở lại, lần đầu tiên  tỷ lệ nợ trên GDP lại giảm đáng kể.

Sau khi giảm nhẹ trong quý đầu tiên, tổng các mức nợ, bao gồm nợ chính phủ, hộ gia đình, doanh nghiệp và ngân hàng, đã tăng 4,8 nghìn tỷ USD đến 296 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6, cao hơn 36 nghìn tỷ USD so với trước đại dịch. Ông Emre Tiftik, giám đốc Nghiên cứu và phát triển bền vững của Viện Tài chính Quốc tế cho rằng nếu việc vay nợ tiếp tục diễn ra với tốc độ này, nợ toàn cầu ước tính sẽ vượt quá 300 nghìn tỷ đô la.

 

Mức nợ tăng mạnh nhất trong số các thị trường mới nổi, với tổng số nợ tăng 3,5 nghìn tỷ USD trong quý thứ hai so với ba tháng trước đó, chạm mốc gần 92 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là lần đầu tiên tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu giảm liên tiếp kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng do Coronavirus. Tỷ trọng nợ trong tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống còn khoảng 353% trong quý II so mức cao kỷ lục 362% trong ba tháng đầu năm nay.

Link ảnh tham khảo

 

Viện Tài chính Quốc tế cho biết, trong 61 quốc gia được theo dõi, có tới 51 quốc gia ghi nhận giảm mức nợ trên GDP, chủ yếu là nhờ các hoạt động kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trong đó, sự phục hồi không đủ mạnh để đưa số nợ về dưới mức so với trước đại dịch, điển hình như Mexico, Argentina, Denmark, Ireland, and Lebanon. Trung Quốc đã chứng kiến mức nợ tăng nhanh chóng so với các nước khác, trong khi chỉ nợ của thị trường mới nổi ngoại từ Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục mới là 36 nghìn tỷ USD trong quý II do sự tăng cường vay nợ của chính phủ. Đối với các nền kinh tế phát triển, đặc biệt trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro, sau khi mức mợ đã giảm nhẹ ở quý I thì nó đã có dấu hiệu tăng trở lại trong quý II. Tại Hoa Kỳ, khoản nợ tích lũy khoảng 490 tỷ USD, tăng chậm nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, mặc dù nợ hộ gia đình tại quốc gia này vẫn tăng với tốc độ kỷ lục.

 

Trên toàn cầu, nợ hộ gia đình đã tăng 1,5 nghìn tỷ USD trong sáu tháng đầu năm nay lên 55 nghìn tỷ USD. Nợ hộ gia đình tăng cao kéo theo sự tăng giá nhà ở hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, tổng số nợ phát hành bền vững đã vượt 800 tỷ USD mỗi năm, với mức phát hành toàn cầu dự kiến đạt 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2021.


Tin liên quan

Vì sao đồng Rúp “hồi sinh” sau cú giảm mạnh lịch sử?

Vào những ngày đầu tiên của chiến tranh Nga-Ukraine, sự sụp đổ của đồng Rúp Nga được coi như một biểu tượng cho việc nền kinh tế Nga bị cô lập khỏi thế giới. Giờ đây, khi cuộc chiến bước sang tháng thứ hai, sự phục hồi mạnh mẽ của...
Vũ Anh

Vợ chồng doanh nhân Ấn Độ sở hữu công ty “Kỳ lân” trong vòng một năm

Một cặp đôi người Ấn Độ đã trở thành vợ chồng đầu tiên của đất nước này xây dựng các công ty khởi nghiệp thành doanh nghiệp được định giá ít nhất 1 tỷ USD, còn được gọi là doanh nghiệp “kỳ lân”. (Startup Unicorn) Vào thứ Tư, Oxyzo Financial...
Vũ Anh

Dubai trở thành tiêu điểm khi cả Thế giới đang săn đón đồng tiền Nga

Với tư cách là một trung tâm tài chính toàn cầu, vị thế của UAE vẫn đang tồn tại một mặt tối và đang bị quốc tế giám sát ngày càng chặt chẽ.   Anh em nhà Gupta bị buộc tội cướp hàng tỷ đô la từ Nam Phi. Isabel...
Vũ Anh

“Thập niên mất mát” của Nhật Bản và bài học cho các nền kinh tế khác

“Thập niên mất mát” là thời kỳ đình trệ kinh tế kéo dài trong suốt thập niên 1990 của Nhật Bản. Sau khi bong bóng tài sản vỡ vào những năm 1990-1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản thấp hẳn đi, kèm theo đó là tỷ lệ...
Vũ Anh

Chiến sự ở Ukraine đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu như thế nào?

Xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Điều đáng lo ngại là những diễn biến căng thẳng này lại diễn ra vào thời điểm vô cùng nhạy cảm khi thế giới đang cố gắng...
Vũ Anh

Các nhà kinh tế dự báo lạm phát của Mỹ sẽ kéo dài đến cuối năm 2022

Các nhà kinh tế đang dự báo lạm phát của Mỹ sẽ kéo dài đến năm 2022, do những hạn chế về chuỗi cung ứng vẫn tồn tại và áp lực giá cả cũng dần lan sang thị trường nhà ở và năng lượng.   Chỉ số giá tiêu dùng...
Vũ Anh