Internet phát triển cũng kéo theo sự lớn mạnh của E-commerce (Thương mại điện tử). Đây là một bước tiến lớn trong kinh doanh khi hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tấn công sang thị trường này để nâng cao doanh số. Thương mại điện tử (E-commerce) là gì? Làm rõ 4 mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất ngay dưới đây!
Thương mại điện tử (E-commerce) là gì?
Thương mại điện tử (E-commerce) là mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân mua bán hàng hóa, dịch vụ qua Internet. Sau khi cả hai bên hoàn tất thủ tục giao dịch, hàng hóa sẽ được vận chuyển đến khách hàng. Khách hàng có thể thanh toán cho người bán qua hai phương thức: bằng tiền mặt hoặc qua Internet Banking, các ví điện tử thông dụng.
Ưu điểm:
- Thuận tiện: Truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu chỉ với 1 thiết bị có kết nối Internet
- Chi phí thấp, nhiều ưu đãi
- Đối với việc kinh doanh truyền thống, bạn cần trả phí thuê mặt bằng, lương nhân viên, decor shop,… Trong khi đó, kinh doanh trên E-commerce hoàn toàn không yêu cầu bạn chi trả những khoản phí ấy.
- Ngoài ra, điểm cộng lớn nhất của E-commerce là thường xuyên tổ chức chương trình khuyến mãi theo tháng, năm hay các dịp lễ lớn. Việc cung cấp sản phẩm giá “hời” nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giúp các shop thu hút khách hàng nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng bị hạn chế: Mặc dù một số trang thương mại điện tử cho phép trò chuyện trực tuyến với nhân viên, nhưng những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm không được giải thích rõ ràng như tại cửa hàng trực tuyến. Nhất là khi bạn mua đồ công nghệ: máy tính, điện thoại,…
- Không được trực tiếp thử sản phẩm: Khách mua hàng thương mại điện tử có thể không hài lòng khi sản phẩm nhận được không phù hợp với mong đợi của họ. Ví dụ: một bộ quần áo có thể được làm từ chất liệu vải kém hơn so với hình ảnh trên trang online.
4 mô hình thương mại điện tử E-commerce phổ biến
Business to Consumer (B2C): Doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng (ví dụ: Bạn mua một bộ váy từ một nhà bán lẻ trực tuyến).
Business to Business (B2B): Doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp khác (ví dụ: Một doanh nghiệp bán dịch vụ quảng cáo cho doanh nghiệp khác sử dụng)
Consumer to Consumer (C2C): Khi người tiêu dùng bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng khác (ví dụ: Bạn bán đồ cũ của mình trên một group đồ cũ trên Facebook).
Consumer to Business (C2B): Khi người tiêu dùng bán sản phẩm, dịch vụ của họ cho một doanh nghiệp, tổ chức. ( Ví dụ: quán ăn thuê các food reviewer đến thử và quảng cáo cho sản phẩm của họ).
Hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử
+ Thư điện tử email (electronic mail) : Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước,.. sử dụng thư điện tử để trao đổi trực tuyến thông qua mạng Internet.
+ Thanh toán điện tử (electronic payment): là hình thức thanh toán một dịch vụ nào đó qua Internet trong thời kỳ công nghệ số.
- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI): là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “structured form”, từ phương tiện điện tử này sang phương tiện điện tử khác, giữa các công ty, đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau.
- Tiền lẻ điện tử (Internet Cash)
- Ví điện tử (electronic purse)
- Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking)
+ Mua bán hàng hóa hữu hình: Mua hàng điện tử (electronic shopping) hay mua hàng trên mạng đã và đang trở nên rất phổ biến hiện nay.
Trong quá trình điều hành một doanh nghiệp trực tuyến, thương mại điện tử hỗ trợ việc bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet. Nếu bạn đang cân nhắc xây dựng một trang web thương mại điện tử, mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về E-commerce, ưu nhược điểm cũng như các hình thức thương mại điện tử phổ biến hiện nay.