Khi bước chân vào lĩnh vực chứng khoán, điều bạn cần nằm lòng điều tiên chính là định nghĩa, khái niệm của các thuật ngữ chứng khoán. Hãy cùng The Mastro tìm hiểu những kiến thức cơ bản đó trước tiên để giúp bạn có những giao dịch thuận lợi sau này.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Các quan hệ mua bán trao đổi này bản chất là thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán. Cổ phiếu đại diện cho vốn chủ sở hữu của công ty và cổ phiếu là các phần của công ty.
Thị trường chứng khoán được chia thành 2 loại đó là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi cổ phiếu lần đầu phát hành từ công ty để hút một nguồn vốn đầu tư, điều này giúp họ có thể huy động một số vốn trên thị trường chứng khoán. Phần lớn những người mua trên thị trường sơ cấp là các tổ chức lớn hay quỹ đầu tư.
Thị trường chứng khoán thứ cấp với cổ phiếu được mua bán lại sau khi phát hành sơ cấp. Người mua tại thị trường sơ cấp sẽ tiến hành mua bán đối với các nhà đầu tư chứng khoán khác trên thị trường. Chính vì thế sẽ không có tiền mới được sinh ra mà chỉ là thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu giữa người mua và bán. Đây cũng là nơi các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia giao dịch chứng khoán.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN
Cổ phiếu | Là chứng chỉ chứng nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với phần vốn do doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán phát hành. |
Cổ phần | là Đơn vị vốn của doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu. |
Cổ tức | Là khoản lãi mà cổ đông sẽ nhận được hàng năm từ công ty cổ phần mà mình sở hữu cổ phiếu (tùy theo số lượng cổ phiếu nắm giữ). Cổ tức chia hằng năm cho các cổ đông thường là cổ tức cố định hoặc cổ tức thưởng. |
Cổ tức cố định | Là cổ tức không phụ thuộc kết quả kinh doanh của công ty. |
Cổ tức thưởng | Là cổ tức phụ thuộc kết quả kinh doanh của công ty. |
Cổ đông | Là những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phiếu của một công ty cổ phần. Cổ đông cũng là người sở hữu công ty nên các quyền lợi và trách nhiệm của họ cũng gắn liền với hoạt động kinh doanh của công ty. |
Cổ phiếu phổ thông | Là người sở hữu lượng cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hoặc chất vấn về quyết định của công ty tại Đại hội Cổ đông và được hưởng cổ tức nhưng không cố định. |
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết | Là cổ phiếu có số lượng phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Cụ thể do quy định tại mỗi công ty. |
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại | Được ưu tiên hoàn lại vốn theo các điều kiện được quy định tại cổ phiếu của doanh nghiệp. |
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức | Được ưu tiên trả cổ tức cao hơn so với cổ phiếu phổ thông hoặc các loại cổ phiếu khác. |
Cổ phiếu Bluechip | Trong thị trường chứng khoán, bluechip dùng để ám chỉ cổ phiếu của các công ty lớn, dẫn đầu thị trường và có nền tài chính tốt ổn định trong nhiều năm. |
Trái phiếu | Là loại chứng khoán doanh nghiệp phát hành ra thị trường như một khoản nợ với thời hạn trả vốn lẫn lãi được quy định cụ thể. |
Trái phiếu chuyển đổi | Là trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông vào một thời điểm trong tương lai đã được xác định trước. Trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp hơn so với các loại trái phiếu khác. Tuy nhiên, khi đến thời điểm có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, thì cổ phiếu được chuyển đổi lại có lãi suất hấp dẫn hơn cổ phiếu thông thường. |
Chứng chỉ quỹ | Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán dùng để xác nhận quyền sở hữu vốn góp trong một quỹ đầu tư đại chúng nào đó. Quỹ đại chúng ở đây chính là quỹ đầu tư được hình thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu tư và hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư chứng khoán hoặc các dạng đầu tư tài sản khác. |
Chứng khoán phái sinh | Chứng khoán phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những tài sản cơ bản đã có như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, lãi suất, chỉ số thị trường hoặc thậm chí tiền điện tử, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Chúng cho phép bạn đặt cược vào cửa tăng hoặc giảm của một trong các đối tượng trên. Nếu giá đối tượng thay đổi tăng giảm đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có lời. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành, mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở vào thời điểm xác định trong tương lai với mức giá nhất định được thỏa thuận trước. |
16 THUẬT NGỮ CHỨNG KHOÁN KHÁC
1. Báo cáo thường niên (Annual Report)
Báo cáo thường niên là một báo cáo tài chính được ban quản trị công ty phát ra hàng năm cho các cổ đông nhằm điểm lại tiến độ trong năm đó và cho thấy những triển vọng và các kế hoạch tương lai của công ty. Nó chứa rất nhiều thông tin về công ty, từ dòng tiền đến chiến lược quản lý của nó. Khi bạn đọc một báo cáo thường niên, bạn đang đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của công ty.
Báo cáo này gồm một bản báo cáo của một công ty kiểm toán độc lập kiểm tra sổ sách của công ty, ngoài ra còn có bản báo cáo lãi lỗ và bảng cân đối tài khoản mô tả tình trạng tài chính của công ty.
2. Kiếm lời từ chênh lệch giá (Arbitrage)
Kiếm lời từ chênh lệch giá là một thuật ngữ quan trọng trong kinh tế và tài chính. Nó đề cập đến các hoạt động đầu cơ kiếm lời trong việc mua và bán cùng một loại chứng khoán trên các thị trường khác nhau và ở các mức giá khác nhau: nhà đầu cơ mua hàng ở nơi giá rẻ và bán ngay tức khắc ở nơi giá cao, hưởng chênh lệch với rủi ro hầu như không có.
Ví dụ: nếu cổ phiếu A đang giao dịch ở mức 10 đô la trên một thị trường và 11 đô la trên thị trường khác, nhà giao dịch có thể mua cổ phiếu A với giá 10 đô la và bán chúng với giá 11 đô la trên thị trường khác, kiếm lời bỏ túi phần chênh lệch.
3. Hạ giá trung bình (Average Down)
Hạ giá trung bình là một chiến lược đầu tư trong đó chủ sở hữu cổ phiếu mua thêm cổ phiếu của khoản đầu tư được bắt đầu trước đó sau khi giá cổ phiếu giảm xuống thêm nữa. Kết quả của lần mua thứ hai này là khiến cho giá trung bình cổ phiếu mà nhà đâu tư mua được giảm xuống.
Ví dụ: nếu một nhà đầu tư đã mua 100 cổ phiếu với giá 50 đô la một cổ phiếu, có thể mua thêm 100 cổ phiếu nếu giá của cổ phiếu đạt 40 đô la một cổ phiếu, do đó đưa giá trung bình (hoặc giá gốc – Cost Basis) xuống còn 45 đô la một cổ phiếu.
Một số cố vấn tài chính khuyến khích rằng bạn nên áp dụng chiến lược này với cổ phiếu hoặc quỹ mà bạn định mua và nắm giữ lâu dài. Hoặc khi bạn tin rằng sự đồng thuận chung về một công ty là sai, vì vậy bạn hy vọng giá cổ phiếu sẽ phục hồi sau đó.
4. Thị trường gấu (Bear Market)
Giao dịch gấu là thuật ngữ mô tả về thị trường chứng khoán đang trong xu hướng giảm hoặc thời kỳ giá cổ phiếu giảm. Điều này ngược lại với một thị trường tăng giá. Nếu giá cổ phiếu liên tục rớt giá, thị trường cũng sẽ giảm rất mạnh, điều này ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư rằng thị trường tiếp tục đi xuống và họ sẽ liên tục bán ra, từ đó kéo dài vòng xoáy đi xuống.
Thông thường, mức giảm 20% so với mức cao gần nhất được coi là một thị trường giá xuống.
5. Thị trường bò (Bull Market)
Khi thị trường chứng khoán nói chung đang ở trong một giai đoạn tăng giá cổ phiếu liên tục. Trong trạng thái bull market, nhà đầu tư có niềm tin rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục trong dài hạn và có nhu cầu đầu tư nhiều hơn. Ngược lại với thị trường gấu, đây là trạng thái thị trường tăng trưởng, khi thị trường tăng 20% so với mức thấp gần đây được gọi là thị trường tăng giá.
6. Hệ số Beta chứng khoán
Hệ số beta là hệ số đo lường mức biến động hay thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán riêng lẻ với mức biến động, rủi ro chung của toàn bộ thị trường chứng khoán. Qua đó nhà đầu tư có thể xác định được đối tượng đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình.
Phép đo mối quan hệ giữa giá của cổ phiếu và chuyển động của toàn thị trường. Nếu cổ phiếu XYZ có hệ số beta là 1,5, điều đó có nghĩa là cứ 1 điểm di chuyển trên thị trường, cổ phiếu XYZ sẽ di chuyển 1,5 điểm và ngược lại.
7. Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO)
IPO là việc bán hoặc chào bán cổ phiếu lần đầu tiên của một công ty ra công chúng. Nó xảy ra khi một công ty quyết định chuyển sang công khai thay vì chỉ thuộc sở hữu của các nhà đầu tư tư nhân hoặc bên trong. Các Ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC) có những quy định nghiêm ngặt mà các công ty phải tuân theo trước khi phát hành IPO.
Sau khi IPO, công ty cổ phần đại chúng sẽ được hưởng quyền lợi huy động vốn từ thị trường chứng khoán cùng với trách nhiệm phải công khai minh bạch giá trị sổ sách, kế toán, báo cáo tài chính về tình hình kinh doanh theo từng quý và năm.
Mục đích lớn nhất của việc IPO đó là gia tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn có được nguồn vốn dồi dào để mở rộng quy mô sản xuất, phát triển hoạt động kinh doanh và thu lại nhiều lợi nhuận. Thông qua việc phát hành các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp thu về được một lượng lớn tiền mặt, tài chính ổn định nhằm đảm bảo các hoạt động lâu dài cho doanh nghiệp.
8. Đòn bẩy tài chính (Leverage)
Đòn bẩy tài chính là công cụ cung cấp khả năng đầu tư hoặc kiểm soát các quỹ lớn hơn nhiều so với các quỹ hiện đang nắm giữ. Khi bạn sử dụng đòn bẩy, bạn sẽ mượn cổ phần trong một cổ phiếu từ người môi giới của mình với mục tiêu tăng lợi nhuận của mình. Nếu bạn mượn cổ phiếu và bán tất cả chúng ở một mức giá cao hơn, bạn sẽ trả lại cổ phiếu và giữ phần chênh lệch. Đây là một trò chơi khá là nguy hiểm được các chuyên gia khuyên rằng bạn nên tránh xa.
9. Ký quỹ (Margin)
Tài khoản ký quỹ cho phép nhà đầu tư vay tiền từ một nhà môi giới để mua một khoản đầu tư. Chênh lệch giữa số tiền cho vay và giá của chứng khoán được gọi là tiền ký quỹ. Giao dịch ký quỹ có thể nguy hiểm vì nếu bạn đi sai hướng, bạn có thể đánh mất một khoản tiền mặt đáng kể. Bạn thường phải duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản ký quỹ.
Call margin là thuật ngữ được công ty chứng khoán sử dụng để thông báo đến nhà đầu tư rằng giá chứng khoán đang giảm gần đến ngưỡng an toàn so với tài sản đảm bảo khoản vay margin. Lúc này công ty chứng khoán sẽ yêu cầu nhà đầu tư bán chứng khoán hoặc đầu tư thêm tiền để tỷ lệ vay quay trở lại ngưỡng an toàn.
Ví dụ: Công ty chứng khoán XYZ quy định Call margin là 30%. Nhà đầu tư có 50 triệu đồng, được công ty chứng khoán A cho dùng tỷ lệ margin là 1:2 để vay thêm 50 triệu mua một lượng cổ phiếu X có giá trị 100 triệu đồng. Một tháng sau khi nhà đầu tư mua, giá cổ phiếu X giảm xuống 27%. Giá trị cổ phiếu lúc này là 73 triệu. Trừ đi phần vay margin là 50 triệu, nhà đầu tư còn 23 triệu đồng. Tỷ lệ lúc này là 23 triệu/73 triệu = 31.5%, lớn tỷ lệ call margin.
Trường hợp giá giảm 30% thì theo cách tính trên tỷ lệ sẽ là 28,6% thấp hơn 30%. Lúc này nhà đầu tư sẽ bị call margin và sẽ buộc phải bán đi cổ phiếu này hoặc đầu tư thêm tiền.
10. Cổ phiếu tờ hồng (Pink sheets)
Thuật ngữ “ tờ giấy màu hồng ” dùng để chỉ các cổ phiếu penny, được giao dịch ở mức $ 5 / cổ phiếu hoặc thấp hơn. Chúng còn được gọi là cổ phiếu không kê đơn vì đó là cách chúng được giao dịch. Danh sách pink sheet là các công ty không được niêm yết trên một sàn giao dịch lớn như NYSE hoặc Nasdaq, vì chúng thường là các công ty nhỏ hơn.
Tuy nhiên giao dịch chứng khoán pink sheet được nhìn nhận là có tình chất đầu cơ cao. Không phải tất cả các công ty đều chọn cách niêm yết trên một sàn giao dịch chứng khoán lớn. Có thể cón hiều lí do cho việc này, nhưng lí do lớn nhất là chi phí. Quá trình và các chi phí cho việc niêm yết có thể bị hạn chế với các công ty nhỏ hơn.
11. Danh mục đầu tư (Portfolio)
Danh mục đầu tư (Portfolio Investment) là một danh sách tổng hợp các sản phẩm chứng khoán khác nhau với mục đích định hướng đạt được mục tiêu tài chính của nhà đầu tư. Hay nói cách khác, chúng tập hợp các khoản đầu tư thuộc sở hữu nhằm đạt được lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro trong tổng thể đầu tư. Bạn có thể có ít nhất một cổ phiếu trong danh mục đầu tư, nhưng bạn cũng có thể sở hữu vô số cổ phiếu hoặc chứng khoán khác.
Trong thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư xuống tiền đầu tư không cần danh mục đầu tư quản lý nhưng hầu như tất cả nhà đầu tư lâu năm trên thị trường hoặc đầu tư chuyên nghiệp đều có danh mục đầu tư. Đây là công cụ mạnh mẽ để kiểm soát tình hình các cổ phiếu đang nắm giữ, theo dõi và điều chỉnh kịp thời, đảm bảo lợi nhuận.
12. Bán khống (Short Selling)
Khi bạn bán khống một cổ phiếu, bạn sẽ mượn cổ phiếu từ người môi giới của mình với lời hứa sẽ trả lại sau. Khi bạn bán cổ phiếu đã vay, tiền sẽ đi vào tài khoản của bạn. Nhưng bạn nợ cổ phần cho người môi giới. Đó là một cách để tận dụng lợi thế của một cổ phiếu mà bạn tin rằng sẽ giảm giá. Sau khi bạn bán khống, mục tiêu là mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn, lấy chênh lệch giá làm lợi nhuận của bạn. Nếu mua để bù với giá cao hơn, bạn sẽ bị lỗ. Ngoài ra còn có một khoản phí để vay cổ phiếu.
Tuy nhiên, bán khống chứng khoán là một chiến lược đầu tư nâng cao dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Hãy cân nhắc cẩn thận trước khi tiến hành chiến lược đầu tư này.
13. Biến động (Volatility)
Biến động giá đặc trưng cho độ bất ổn hoặc là mức rủi ro trong giao động của giá trị chứng khoán. Độ bất ổn thấp có nghĩa là giá trị của chứng khoán không bị biến động đột ngột, mà chỉ thay đổi từ từ chắc chắn sau một quá trình.
Ngược lại, độ bất ổn càng cao đồng nghĩa với giá trị của chứng khoán càng có nguy cơ bị giãn ra theo nhiều bậc giá trị. Điều này có nghĩa là giá cả của chứng khoán có thể bị thay đổi đột ngột chỉ trong một khoảng thời gian ngắn theo cả hai hướng (tăng đột ngột hoặc giảm đột ngột). Điều này thường phổ biến với những cổ phiếu được giao dịch mỏng hoặc có khối lượng giao dịch thấp. Sự biến động cao thường làm cho việc giao dịch trở nên thú vị hơn, nhưng cũng rất rủi ro nếu bạn thiếu kinh nghiệm.
15. Khối lượng giao dịch (Volume)
Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn hoặc hợp đồng được giao dịch trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định, thường được đo bằng khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày. Khối lượng cũng có thể có nghĩa là số lượng cổ phiếu bạn mua của một cổ phiếu nhất định.
Trong thị trường chứng khoán, mỗi lần thực hiện mua hay bán đều đóng góp vào khối lượng giao dịch volume. Nếu như trong một ngày có tất cả 10 hợp đồng được giao dịch thì khối lượng giao dịch của ngày hôm đó là 100 đơn vị. Hay khi bạn mua 2.000 cổ phiếu của một công ty là mua với số lượng lớn hơn mua 20 cổ phiếu.
16. F0 chứng khoán
F0 chứng khoán là thuật ngữ dùng để nói đến các nhà chứng khoán mới tham gia thị trường từ năm 2020. Lực lượng các nhà đầu tư mới này được ghi nhận với số lượng ấn tượng và có những ảnh hưởng tích cực với thị trường như tạo làn sóng vốn mới vào thị trường, tăng mức giao dịch cao hơn gấp 2-3 lần, v.v..
The Mastro hy vọng với bài viết về các thuật ngữ trong chứng khoán cơ bản nhất trên sẽ giúp bạn nắm vững khái niệm, định nghĩa, giúp bạn thuận tiện trong việc theo dõi thị trường và nghiên cứu các tài liệu phân tích chứng khoán. Chúc bạn thành công!