Hệ sinh thái công nghệ Đông Nam Á đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư cũng như nhiều doanh nhân, họ đang nhìn ra xa hơn thánh địa công nghệ Thung lũng Silicon để tìm một phần của miếng bánh khởi nghiệp ở Đông Nam Á.
Bất chấp đại dịch, các nhà đầu tư rõ ràng vẫn lạc quan về tiềm năng tăng trưởng lớn của hệ sinh thái công nghệ khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, các công ty khởi nghiệp công nghệ khu vực này đã huy động được 8,2 tỷ đô la chỉ trong năm ngoái.
Trên thực tế, Jungle Ventures ước tính rằng giá trị tổng hợp của các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á sẽ tăng hơn 3 lần chỉ trong vòng 5 năm, từ 340 tỷ USD lên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Với lượng vốn đổ vào và định giá tăng chóng mặt, điều gì ở Đông Nam Á khiến hệ sinh thái công nghệ hấp dẫn các nhà đầu tư đến vậy?
Tận dụng sự thống trị của kỹ thuật số
Đông Nam Á không chỉ chứng kiến sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu — theo một báo cáo chung của Google, Temasek và Bain & Co. – lượng người sử dụng các nền tảng kỹ thuật số cũng tăng với tốc độ chóng mặt, với con số khổng lồ 40 triệu người dùng mới sử dụng Internet vào năm 2020.
Đáng chú ý hơn, báo cáo cũng xác định rằng 94% người tiêu dùng kỹ thuật số mới có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số ngay cả sau đại dịch, báo hiệu rằng sự tăng tốc kỹ thuật số này là lâu dài, mở đường cho chuyển đổi kỹ thuật số cụ thể trong tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp.
Mặc dù phần lớn được xúc tác bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến những thay đổi căn bản về cách mọi người mua sắm, làm việc và học tập trực tuyến – nhưng điều đáng chú ý là lượng người dân hiểu biết về kỹ thuật số của Đông Nam Á nhiều.
Điều này giúp cho các thị trường đơn lẻ trong khu vực có mức tăng trưởng vượt bậc: Indonesia vốn đã tự hào với những kỳ lân công nghệ như Gojek, Bukalapak và Tokopedia , trong khi sự thâm nhập của điện thoại thông minh ở Philippines đã cho phép áp dụng tiền điện tử vì người dân Philippines xem trò chơi kiếm tiền Axie Infinity như một nguồn thu nhập hợp pháp khi đất nước phong tỏa.
Khai thác nguồn nhân tài đang phát triển
Ngoài việc cung cấp mảnh đất màu mỡ cho chuyển đổi kỹ thuật số, phần lớn dân số phụ thuộc vào công nghệ, làm tăng chi tiêu cho giáo dục STEM và chi phí sinh hoạt thấp đã tạo ra một lực lượng lao động có kỹ năng và giá rẻ.
Trước khi xảy ra đại dịch, Đông Nam Á đã trải qua tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực công nghệ vì nhân tài chuyển ra nước ngoài làm việc là điều thường thấy. Giờ đây, nhiều người chọn ở lại quê hương của họ, nơi chi phí sinh hoạt thấp hơn và tương ứng với mức lương thấp hơn.
Lấy ví dụ như, chi phí thuê một nhà phát triển ứng dụng từ Việt Nam, nơi nổi tiếng thế giới với đội ngũ nhân tài công nghệ hàng đầu: Mức lương hàng tháng dao động từ 500 đô la đến 2.500 đô la. Đây chắc chắn là một sự khác biệt đáng kể so với các con số ở phương Tây và chắc chắn sẽ thu hút bất kỳ nhà đổi mới công nghệ nào trong khu vực.
Bên cạnh chênh lệch lao động, hãy cân nhắc rằng định giá thị trường ở Đông Nam Á thường thấp hơn từ 30% đến 40% so với ở Mỹ và chi phí thành lập công ty toàn diện cũng thấp hơn trong khu vực: Không có gì phải bàn cãi tại sao hệ sinh thái công nghệ của Đông Nam Á đang nhanh chóng đạt được đà phát triển.
Nền tảng vững chắc cho sự đổi mới
Khi hệ sinh thái công nghệ của Đông Nam Á đang phát triển, các quy trình công nghệ có lẽ vẫn chưa được thiết lập khi so sánh với các thị trường trưởng thành như Mỹ và Trung Quốc, nhưng điều này có nghĩa rằng sẽ có quãng nghỉ cho sự đổi mới và tự do tạo ra các cơ sở hạ tầng mới.
Câu chuyện thành công của Qxpress là một dấu hiệu tốt — ban đầu là một nhánh của nền tảng thương mại điện tử Qoo10, được hỗ trợ bởi Peter Thiel có trụ sở tại Singapore và hiện đang cân nhắc việc IPO ở Mỹ có thể đưa đến chứng nhận kỳ lân.
Không có gì ngạc nhiên khi những gã khổng lồ công nghệ quốc tế như Facebook , ByteDance và Tencent đang chọn đặt văn phòng và trung tâm khu vực ở Đông Nam Á khi có sự hỗ trợ và đầu tư tích cực của chính phủ.
Ví dụ như, Thái Lan cung cấp cho các công ty công nghệ các khoản phụ cấp và miễn thị thực và thuế theo chương trình Thái Lan 4.0, và Quỹ Cradle của Malaysia , đã giúp tài trợ cho hơn 900 công ty khởi nghiệp công nghệ của Malaysia.
Một thời điểm để đầu tư vào hệ sinh thái công nghệ của Đông Nam Á không thể tốt hơn! Đây là một hệ sinh thái non trẻ đồng nghĩa với cơ hội rất nhiều và các nhà đầu tư nên tham gia thị trường ngay bây giờ để tận dụng đầy đủ các cơ hội tăng trưởng sẵn có.
Theo Crunchbase News