Thứ Bảy, Tháng Sáu 10, 2023
Kinh tế Trong Nước

Thị trường bán lẻ Việt thay đổi ra sao hậu COVID-19 ?

Thị trường bán lẻ Việt thay đổi ra sao hậu COVID-19 ?

Thị trường bán lẻ đang chứng kiến sự thay đổi trong thói quen mua sắm của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

 

Tiêu dùng đa kênh – “Đòn bẩy” thúc đẩy hồi phục thị trường

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), số người chọn hình thức mua sắm trực tuyến tăng nhanh trong nửa đầu năm 2021 do các hoạt động giãn cách và hạn chế tiếp xúc trong dịch.

Tuy nhiên, có một thực tế là các kênh bán hàng trực tuyến dù có nhiều ưu thế nhưng vẫn không thể thay thế thói quen mua sắm trực tiếp của người tiêu dùng. Với những ưu thế nổi trội từ trải nghiệm “thực” đến chủ động thời gian mua, nhận hàng, mua sắm truyền thống vẫn luôn được người tiêu dùng ưu tiên tiếp cận.

Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết bán hàng truyền thống vẫn là kênh vượt trội về doanh thu, do trải nghiệm sản phẩm thật không thể thay thế bằng online. Số liệu từ Bộ Công thương tổng kết năm 2020 cũng cho thấy, doanh thu từ thương mại điện tử chỉ chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trong khi đó, đại diện Kantar Worldpanel cho biết, kênh thương mại điện tử mặc dù tăng trưởng ấn tượng 91% nhưng chỉ chiếm 2,3% thị phần đối với toàn ngành hàng FMCG (tiêu dùng nhanh).

Từ phía người tiêu dùng, phần lớn khách hàng cho biết, thói quen mua sắm online tập trung vào các sản phẩm riêng lẻ, có giá trị nhỏ hoặc sản phẩm họ đã tiêu dùng từ trước. Còn đối với các sản phẩm có kết cấu phức tạp, cần dùng thử để tự trải nghiệm hoặc sản phẩm có giá trị cao thì họ sẽ đến mua trực tiếp rồi mang về hoặc đặt giao tận nhà.

 

Thị trường bán lẻ Việt thay đổi ra sao hậu COVID-19 ?
Người tiêu dùng vẫn ưu tiên trải nghiệm “thực”.

Theo đó, đến nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường đã và đang nhanh chóng thay đổi chiến lược kinh doanh. Theo một nghiên cứu của CBRE Việt Nam, đông đảo doanh nghiệp đang dần áp dụng song song hai hình thức phân phối: từ online sang offline và từ offline sang online nhằm tăng cường điểm chạm dành cho khách hàng và tăng tỉ lệ quyết định mua sắm.

 

Trung tâm thương mại đa dịch vụ đang được ưa chuộng

Trong thời gian “mua sắm trả thù” hậu giãn cách, dễ nhận thấy xu hướng mua sắm mới đang xuất hiện. Các khách hàng đang có xu hướng hạn chế di chuyển tới nhiều địa điểm, mà lựa chọn các điểm đến đáp ứng được đa dạng nhu cầu, tiện nghi và an toàn.

Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ trong trung tâm thương mại lại được hưởng lợi ích “cộng sinh” với nhiều thương hiệu ngành khác, tiếp cận được lượng khách hàng ổn định và lâu dài. Việc tích hợp tất cả các nhu cầu mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí tại một điểm đã giúp các trung tâm thương mại đa dịch vụ giữ vững vị thế là điểm đến hàng đầu của khách hàng ở mọi thời điểm.

Nghiên cứu của Công ty kiểm toán Deloitte cũng chỉ ra, ưu tiên hàng đầu của khách hàng Việt Nam đặt ra là trải nghiệm mua sắm khác biệt. Không chỉ chú trọng nhu cầu về sự thoải mái, tiện nghi, khách hàng còn mong đợi các trải nghiệm mang tính cá nhân hóa tại cửa hàng. Đó là yêu cầu chỉ những trung tâm thương mại lớn mới có khả năng đáp ứng.

Theo Deloitte, việc nhạy bén, nhanh chóng thích ứng và đón đầu xu hướng tiêu dùng, chú trọng nâng cao trải nghiệm khách hàng tại những điểm đến vàng như các trung tâm thương mại lớn sẽ là chìa khóa phục hồi và phát triển hơn nữa cho doanh nghiệp nói riêng và thị trường bán lẻ nói chung trong thời gian tới.

 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tin liên quan

“Đại gia” ngành bán lẻ thời dịch: PNJ “khóc ròng” vì bán vàng, FRT lãi lớn nhờ bán thuốc

Một số “ông lớn” trong ngành bán lẻ vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với mức tăng trưởng mạnh nhờ vào việc phát triển những mảng hoạt động khác đem lại nguồn thu lớn.   Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, trong...
Vũ Anh

Nền kinh tế Trung Quốc suy giảm do ảnh hưởng gián tiếp từ các biện pháp kiểm soát Covid-19

Nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy giảm hơn nữa trong tháng 10 khi tình trạng thiếu điện và giá hàng hóa tăng cao đè nặng lên ngành sản xuất, trong khi các biện pháp kiểm soát chặt chẽ Covid-19 đã kìm hãm chi tiêu vào kỳ nghỉ....
Vũ Anh

Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng khởi sắc quý cuối năm

Quý IV này là thời điểm các doanh nghiệp “chạy nước rút” đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, triển khai dự án… để bù đắp lại khoảng thời gian dài giãn cách phòng chống dịch.   Tiêu dùng sau dịch khởi sắc kích tăng cầu bất động sản Chia sẻ...
Vũ Anh

Những cổ phiếu cần theo dõi khi Covid bước vào đợt dịch tiếp theo

  Viên thuốc đầu tiên để điều trị Covid-19 đang được bán ra và các nhà sản xuất vắc xin đang tung ra các mũi tiêm nhắc lại ở các nước giàu có. Đối với các nhà đầu tư, giai đoạn tiếp theo của đại dịch có nghĩa là một...
Vũ Anh

COVID-19: Người lao động tháo chạy khỏi các khu công nghiệp

COVID-19 khiến hàng triệu lao động nhập cư ở Việt Nam có thể rời bỏ trung tâm các nhà máy công nghiệp của đất nước – nơi có các nhà cung cấp cho các công ty lớn bao gồm Abercrombie & Fitch Co., Nike Inc. và Adidas AG – giáng...
Vũ Anh

Doanh nghiệp niêm yết: Người bứt phá, kẻ gồng mình vì đại dịch

Doanh nghiệp niêm yết: Đại dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp “gồng mình” trong khó khăn, đối mặt với thua lỗ, song đây cũng là cơ hội bứt phá của không ít doanh nghiệp.
Vũ Anh