Mặc dù không phải là “cha đẻ” của McDonald’s, doanh nhân người Mỹ nổi tiếng Ray Kroc đã đưa thương hiệu từ một chuỗi cửa hàng địa phương trở thành hoạt động nhượng quyền nhà hàng có lợi nhuận cao nhất thế giới. Hãy cùng The Mastro tìm hiểu xem Ray Kroc đã tạo nên cơn sốt thương hiệu McDonald’s như thế nào.
RAY KROC LÀ AI?
Raymond Albert Kroc sinh ra vào ngày 5 tháng 10 năm 1902 với cha mẹ là người gốc Séc tại Oak Park, Illinois. Từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện bản năng kinh doanh thiên phú của mình thông qua các dự án như mở quầy bán nước chanh trước nhà, hay làm việc tại cửa hàng tạp hóa và sau đó là cửa hàng soda của chú. Tất cả những kinh nghiệm có được khiến cậu bé mới lớn nhận ra rằng, thế giới là một “khu chợ lớn” để bán hàng.
Ray Kroc đã vươn lên từ những khởi đầu khiêm tốn, từ nhân viên toàn thời gian bán cốc giấy và nhạc công nhạc jazz, trở thành một trong những “Người quan trọng nhất thế kỷ” của Time bằng cách xây dựng McDonald’s thành Đế chế thức ăn nhanh nổi tiếng toàn cầu.
ĐẦU ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Kroc đã dành phần lớn những thập kỷ đầu tiên trong sự nghiệp chuyên nghiệp của mình để bán cốc giấy công ty Lily-Tulip. Bên cạnh đó, các giao dịch kinh doanh của Kroc đã kết nối ông với chủ cửa hàng kem Earl Prince, người đã phát minh ra một chiếc máy có khả năng tạo ra 5 mẻ sữa lắc cùng một lúc.
Nhận ra tiềm năng của loại sản phẩm đột phá này, ở tuổi 37, Kroc đã rời bỏ Lily-Tulip để để trở thành người phân phối độc quyền của Multimixer và dành 15 năm tiếp theo để bán sản phẩm này cho các quán giải khát trên khắp đất nước.
Thế nhưng, khi bước sang tuổi 50, việc kinh doanh của ông bắt đầu ngừng trệ. Đầu những năm 1950, người dân chuyển từ thành thị về những khu ngoại ô, kéo theo việc các quán giải khát phải đóng cửa. Đúng lúc này, Kroc nhận được đơn đặt hàng 8 máy của một nhà hàng hamburger nổi tiếng ở San Bernardino, California.
Kroc tò mò về lý do tại sao anh em nhà McDonald lại mua nhiều máy trộn như vậy và ông đã quyết định tìm hiểu xem loại nhà hàng nào mà cần làm đến 40 cốc sữa lắc một lần. Chính từ đây, cơ duyên của họ bắt đầu. Với ý thức nhạy bén của mình về những gì người tiêu dùng Mỹ đang tìm kiếm khi họ đi ăn ở ngoài, Kroc đã đề nghị hợp tác kinh doanh với hai anh em Richard và Maurice McDonald và thành lập thương hiệu McDonald’s vào năm 1955.
BƯỚC NGOẶT CỦA ĐẾ CHẾ MCDONALD’S
McDonald’s đầu tiên
Năm 1954, Kroc đến thăm một nhà hàng thuộc sở hữu của anh em Dick và Mac McDonald ở San Bernardino, California thông qua các đơn hàng máy trộn đa năng của ông. Ông ấy đã bị ấn tượng bởi hiệu quả của dây chuyền hoạt động nhanh chóng. Nhà hàng không có chỗ ngồi trong nhà, khách hàng tự phục vụ và thực đơn đơn giản với 5 món: bánh kẹp phô mai, bánh hamburger, khoai tây chiên, đồ uống và sữa lắc.
Nắm bắt được lợi nhuận tiềm năng của chuỗi nhà hàng trên toàn nước Mỹ, Kroc cố gắng thuyết phục anh em nhà Donald nhượng quyền kinh doanh lại cho mình. Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng anh em nhà Donald đã quyết định trao quyền độc quyền bán phương pháp McDonald’s cho Ray Kroc với giá 2,7 triệu USD.
Năm 1955, ông thành lập McDonald’s System, Inc. (sau này là McDonald’s Corporation), và mở nhà hàng mới đầu tiên tại Des Plaines, Illinois. Chuỗi nhà hàng được xây dựng với hình ảnh sạch sẽ và phương thức phục vụ tỉ mỉ để làm hình mẫu nhượng quyền thương hiệu McDonald’s.
Đến năm 1959, McDonald’s đã mở nhà hàng số 100, nhưng Kroc vẫn không thu được lợi nhuận đáng kể. Theo lời khuyên của Harry J. Sonneborn, người trở thành chủ tịch đầu tiên của McDonald’s Corp., Kroc đã thiết lập một hệ thống trong đó công ty mua và thuê đất cho các nhượng quyền thương mại mới. Điều đó có nghĩa rằng lợi nhuận kiếm ra không phải bằng cách bán bánh hamburger, mà bằng cách bán bất động sản. Sonneborn cũng giúp đảm bảo khoản vay 2,7 triệu đô la giúp Kroc mua lại công ty hoàn toàn từ anh em nhà McDonald vào năm 1961.
Đến năm 1965, đã có hơn 700 địa điểm trên khắp Hoa Kỳ, theo mô hình nhượng quyền sáng tạo của Kroc, cấp cho bên nhận quyền chỉ một địa điểm cửa hàng tại một thời điểm, do đó duy trì khả năng kiểm soát nhượng quyền thương mại và duy trì tính đồng nhất của dịch vụ và phẩm chất. Tháng 4 năm đó, McDonald’s trở thành công ty thức ăn nhanh đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu được phát hành với giá 22 USD/cổ phiếu và nhanh chóng tăng lên 49 USD/cổ phiếu chỉ trong vòng vài tuần, đưa ông chủ của chuỗi nhà hàng Ray Kroc trở thành triệu phú.
Thành công của ông vua Kroc không tự nhiên có mà nhờ khả năng nắm bắt những vấn đề phức tạp nhất quanh khái niệm thức ăn nhanh và cung cấp nó tới người tiêu dùng bằng những phương thức tốt nhất. Ông đã thiết lập các hoạt động được tiêu chuẩn hóa nghiêm ngặt cho tất cả các thương hiệu McDonald’s, bao gồm các khẩu phần ăn và chuẩn bị thực phẩm, phương pháp nấu ăn, hay đóng gói và thành phần. Điều này nhằm đảm rằng thức ăn của McDonald’s sẽ có hình thức và hương vị giống nhau trên tất cả các thương hiệu nhượng quyền.
Những đổi mới này đã góp phần tạo nên thành công cho thương hiệu McDonald’s trên phạm vi toàn thế giới.
Không lâu sau McDonald’s đã có mặt tại các quốc gia khác. Đến năm 2003, tập đoàn đã nắm giữ hơn 31.000 địa điểm tại 119 quốc gia trên thế giới. Khoảng 47 triệu người đã được phục vụ mỗi ngày và doanh thu đạt 17 tỷ đô la.
Về bản chất, McDonald’s vẫn giữ lại một số đặc điểm ban đầu như cách tiếp cận dây chuyền lắp ráp để chuẩn bị bánh hamburger mà anh em nhà McDonald đã tiên phong trong những năm 1940 kết hợp với trong việc hợp lý hóa hoạt động của mọi nhà hàng.
Kroc là người kiên định về tính nhất quán và sạch sẽ trong tất cả các cơ sở của mình. Với phương châm ngay cả những người có thu nhập thấp cũng có thể mua một bữa ăn tại McDonald’s, Kroc đã làm mọi cách để giảm chi phí và tập trung nỗ vào việc phát triển các khu vực ngoại ô, nắm bắt các thị trường mới với thực phẩm quen thuộc và giá cả thấp.
Năm 1977, Kroc tự giao lại vai trò chủ tịch cấp cao, một vị trí mà ông giữ trong suốt quãng đời còn lại của mình. Khi ông qua đời vì trụy tim tại bệnh viện Scripps Memorial ở San Diego, California vào ngày 14 tháng 1 năm 1984, McDonald’s có 7.500 nhà hàng trên gần 3 chục quốc gia và trị giá 8 tỷ USD.
Cải tiến hệ thống quy trình hoạt động
Sự hiểu biết sâu sắc của Kroc trong việc tiêu chuẩn hóa các quy trình nấu ăn và phục vụ có nghĩa là tất cả các quy trình đều hiệu quả và dễ dàng học hỏi, ngay cả đối với những nhân viên mới và chưa có kinh nghiệm. Hoạt động của các nhân viên độ tuổi thành niên rất quan trọng đối với kỳ vọng của khách hàng để họ có thể nhận được món ăn mà mình đặt một cách kịp thời. Bất kỳ khách hàng nào cũng phải đợi hơn 5 phút cho đơn đặt hàng của họ.
Kroc đã thiết lập một thỏa thuận chào đón bên nhận quyền để ông ấy có thể tăng cường sự bao phủ của mình. Ông ấy sử dụng phương pháp tính hoa hồng 1,9% trên doanh số của bên nhận quyền, thay vì tính một khoản phí khởi động lớn.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Sự thành công bao giờ cũng là miếng bánh béo bở cho những kẻ xúc xiểm. Mimi Sheraton, Tạp chí New York, đã tuyên bố rằng: “Đồ ăn của McDonald cực kỳ khủng khiếp chứ chẳng có gì thú vị!”. Tiến sỹ Jean Mayer, một giáo sư của trường Đại học Harvard cho rằng “Các bữa ăn đặc biệt theo kiểu McDonald – xúc xích hamburger, các đồ rán kiểu Pháp không mang lại nhiều chất dinh dưỡng. Nó đặc trưng cho loại đồ ăn làm tăng lượng cholesterol, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch”.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ không thể lý giải nổi của McDonald. Ray Kroc cho rằng, McDonald vẫn cần phải tiếp tục mở rộng đề tồn tại. “Tôi không tin vào sự bão hoà. Chúng ta tư duy và xem xét vấn đề mang tính toàn cầu”. Để quảng bá sự bùng nổ về công suất của ngành, Ray Kroc đã thực hiện kế hoạch dán logo công bố doanh số bán hàng mới nhất lên biểu tượng Golden Arches. Hơn nữa, ông cũng hình dung một thế giới với 12.000 cửa hàng mang logo của McDonald như là những tiền đồ của một đế chế thương mại hùng mạnh.
Những năm của thập niên 80 sau đó, “hiện tượng” McDonald’s bắt đầu xâm nhập thị trường của những cường quốc như Đức và Nhật Bản. Vào năm 1971, Mc Donald bắt đầu bán những chiếc bánh sandwich ăn nhanh ngay tại London với 3000 cửa hàng được mở ra. Tạp chí Forbes nhận xét rằng: “Với tất cả nhiệt tình của những người tha hương trở về, Mc Donald đã cho châu Âu biết thế nào là hương vị món bánh hamburger chính hiệu của Mỹ”.
Việc “đổ bộ” vào thủ đô của các nước châu Âu mới chỉ là bước dạo đầu của Mc Donald. Trong thời gian sau đó, hàng ngàn nhà hàng được mở ra trên thế giới đã đem lại cho Mc Donald thêm 27% doanh thu mỗi năm. Các nhà hàng với biểu tượng Golden Arches được mở ra trên nhiều châu lục châu Á, châu Âu, Nam Mỹ. Hệ thống nhà hàng McDonald nổi tiếng trên toàn cầu tới mức được coi như biểu tượng của doanh nghiệp Mỹ.
Mua lại San Diego Padres
Năm 1974, Kroc nghỉ hưu với tư cách là Giám đốc điều hành của McDonald’s và theo đuổi niềm đam mê bóng chày suốt đời của mình. Ông đã mua lại đội bóng chày San Diego Padres. Mặc dù Padres thi đấu không tốt lắm, Kroc vẫn là cái tên được yêu mến tại các trận đấu, đứng đầu kỷ lục tham dự trước đó của họ với hơn 350.000 người vào năm 1974.
Khi McDonald’s trở thành công ty nhà hàng lớn nhất thế giới, người bán hàng hiểu biết Kroc tiếp tục sống theo phương châm của mình là cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn. Kroc là chủ tịch của Tập đoàn McDonald’s từ năm 1968 cho đến khi ông qua đời vào năm 1984. Nhiều giám đốc điều hành của McDonald’s vẫn trưng bày câu nói truyền cảm hứng yêu thích của Kroc văn phòng của họ:
“Không có gì trên đời có thể thay thế cho sự bền bỉ”.
Ray Kroc đã đánh dấu sự thay đổi ngoạn mục cho bộ mặt ngành công nghiệp đồ ăn thức uống của Mỹ bằng việc sản xuất hamburger, các đồ rán kiểu Pháp và các chế phẩm từ sữa. Một điều ông luôn ưu tiên để dẫn đến thành công của McDonald’s chính là việc những người nhận nhượng quyền đều phải nghiêm túc tuân theo “Phương pháp McDonald’s”.
Ray Kroc đã tạo nên thương hiệu McDonalds như thế nào? Câu trả lời sẽ là lòng nhiệt thành, sự sáng tạo và tinh thần can đảm ít ai sánh bằng. The Mastro hy vọng những lý tưởng sống và kinh doanh của ông Vua Hamburger – Ray Kroc sẽ tiếp thêm tinh thần sức mạnh cho bạn. Chúc bạn thành công!