Thứ Bảy, Tháng Sáu 10, 2023
Tiêu điểm Sự kiện

Sri Lanka – Từ hòn đảo thiên đường tới quốc gia vỡ nợ, thảm cảnh nào đang diễn ra?

Ngày 12/4, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ vì không đủ khả năng trả khoản nợ nước ngoài trị giá 51 tỷ USD. Bộ Tài chính nước này kêu gọi các chủ nợ, bao gồm cả chính phủ nước ngoài, lùi thời hạn trả lãi hoặc chọn hoàn vốn bằng đồng rupee Sri Lanka.

Từ một quốc gia có thu nhập trung bình, được mệnh danh là ngôi sao kinh tế đang lên, Sri Lanka phải hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1948.

Sri Lanka vỡ nợ
Bãi biển Unawatuna, Sri Lanka

Thảm cảnh ở “đất nước vỡ nợ” Sri Lanka

Nhắc đến Sri Lanka, người ta nhớ đến hòn đảo thiên đường hình giọt lệ, có bãi biển dài đầy cát mịn, làn nước trong vắt cùng những khu rừng hoang sơ tuyệt đẹp. Với nền ẩm thực hấp dẫn, nhiều di tích lịch sử được UNESCO công nhận, Sri Lanka từng có tên trong danh sách điểm đến hàng đầu năm 2019 của Lonely Planet.

Sẽ không ai tưởng tượng được, từ một thiên đường du lịch, Sri Lanka bị khủng bố và Covid-19 tàn phá, mất nguồn thu quan trọng và từng bước rơi vào khủng hoảng vỡ nợ như trong tuyên bố ngày 12/4.

Trong bối cảnh lạm phát chạm ngưỡng 18,7% hồi tháng 3/2022, tình trạng mất điện, thiếu đồ dùng sinh hoạt hàng ngày và các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và thuốc men… dường như đã trở thành điều quá quen thuộc với một quốc gia vừa thông báo vỡ nợ:

  • 22 triệu dân của Sri Lanka đang phải sống trong cảnh mất điện hơn 12 giờ mỗi ngày do không có đủ dầu diesel để chạy các nhà máy nhiệt điện.
  • Một tài xế ở thủ đô Colombo tâm sự rằng giờ gia đình anh ăn hai bữa một ngày thay vì ba: “Tôi rất khó khăn để trả nợ. Chỉ trả tiền điện nước và tiền ăn uống thôi thì tôi đã sạch túi”. Tài xế này cũng cho biết, người bán tạp hóa trong làng anh phải chia những gói sữa bột 1kg thành những gói 100g vì khách hàng không đủ tiền mua cả gói.
  • Thậm chí, tờ ABC News trích lời một người bán vé số tại Sri Lanka nói rằng anh không dám đi vệ sinh vì phí quá đắt: “Trong giờ làm, mỗi lần đi vệ sinh sẽ tốn 20 rupee. Nếu một ngày đi vệ sinh 5 lần, chi phí cho nhu cầu thiết yếu này là quá đắt. Tôi không hài lòng với thu nhập của mình chút nào. Lạm phát tăng cao khiến chi tiêu của tôi vượt quá mức cho phép’’.

Khủng hoảng thiếu nhiên liệu đã lan sang lĩnh vực giáo dục, truyền thông và y tế:

  • Hồi tháng 3 vừa qua, khoảng 2/3 trong số 4,5 triệu học sinh của đất nước này phải hoãn thi học kỳ. Sở Giáo dục tỉnh Miền Tây Sri Lanka thông báo: “Các trường học không thể tổ chức các bài thi vì không đảm bảo nguồn ngoại hối để nhập khẩu giấy và mực in cần thiết”.
  • Ngành báo in cũng chịu ảnh hưởng tương tự: Một số tờ báo tạm thời sẽ chỉ có phiên bản trực tuyến hoặc giảm số trang báo do chi phí in ấn gia tăng.
  • Bệnh viện phải ngừng lịch phẫu thuật vì mất điện, thiếu thuốc men và thiết bị y tế. Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được ban bố, các bác sĩ tại Sri Lanka cho biết cuộc khủng hoảng y tế hiện có thể giết nhiều người ở nước này còn hơn cả COVID-19.

Sri Lanka đổ lỗi cho đại dịch Covid-19 và xung đột ở Ukraine đã chặn đứng nguồn thu của quốc gia này và đẩy giá hàng hóa lên cao, khiến họ mất khả năng trả nợ và rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lại có một cái nhìn khác, họ nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tại Sri Lanka đã hình thành nhiều năm qua.

Vay nợ mạnh tay đẩy Sri Lanka vào thảm họa

Sri Lanka từ lâu đã ký nhiều thỏa thuận vay của nước ngoài nhằm đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Theo thống kê của Guardian, tính đến tháng 4/2021 Trung Quốc chiếm đến 10% trong 35 tỷ USD nợ nước ngoài của Sri Lanka. Con số này còn cao hơn nhiều nếu tính cả nợ của công ty quốc doanh và ngân hàng trung ương.

Tờ Times of India phân tích, những khoản vay dễ dãi từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng không có khả năng sinh lời, đã góp phần lớn đẩy Sri Lanka vào tình cảnh vỡ nợ. Các dự án này có thể kể đến hải cảng Hambantota – còn được gọi là cảng không tàu; sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa – được mệnh danh là sân bay vắng nhất thế giới và một sân thi đấu cricket hoành tráng nhưng gần như bỏ không.

Nghi ngờ về khả năng trả nợ của Sri Lanka bắt đầu xuất hiện vào tháng 12/2017, khi nước này chấp nhận cho Trung Quốc thuê lại cảng Hambantota trong 99 năm để chuyển các khoản nợ 1,4 tỷ USD thành vốn chủ sở hữu.

Tháng 1 vừa qua, Sri Lanka đã đề nghị Trung Quốc giãn nợ nhưng Trung Quốc chỉ đưa ra nhiều hạn mức tín dụng hơn để Sri Lanka mua hàng hóa từ họ. Trong khi đó, Sri Lanka gần như không thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế vì đã bị hạ mức tín nhiệm.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Sri Lanka gặp phải nhiều cú sốc kinh tế liên tiếp, làm thất thu ngân sách.

Sri Lanka vỡ nợ
Người dân Sri Lanka biểu tình

Cú sốc kinh tế đẩy Sri Lanka vào nợ nần

Trước khi rơi vào tình cảnh vỡ nợ, Srilanka đã gặp nhiều cú sốc kinh tế liên tiếp, có thể kể đến như:

  • Tháng 4/2019, loạt vụ đánh bom khủng bố tại các nhà thờ và khách sạn ở Colombo khiến lượng khách du lịch giảm tới 80%, gây cạn kiệt nguồn thu ngoại tệ chính của nước này.
  • Tháng 3/2020, đại dịch Covid-19 bùng phát ở Sri Lanka, khiến nguồn thu từ du lịch gần như biến mất.
  • Tháng 4/2021, nhằm ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt dự trữ ngoại hối, chính phủ Sri Lanka đã ra lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn phân bón, khiến sản lượng hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực là chè và cao su lao dốc. Chỉ trong 6 tháng, Sri Lanka từ một nước tự cung tự cấp gạo đã phải nhập khẩu lương thực.

Hiện tại, Sri Lanka phải tìm tới sự giúp đỡ của các nước nghèo hơn cả mình như: Đề nghị Bangladesh mở hạn mức tín dụng nhằm mua nhiên liệu và sữa bột. Sri Lanka cũng đề nghị dùng lá trà để mua dầu mỏ từ Iran

Dự kiến vào tuần tới, Sri Lanka sẽ có cuộc thảo luận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về chương trình cho vay nhằm giúp quốc gia này vượt qua khủng hoảng.


Tin liên quan

Những thương vụ thâu tóm “hố nhất” trong giới công nghệ. Kẻ khóc, người cười?

Những phi vụ mua bán sáp nhập (M&A) đình đám được kỳ vọng sẽ tạo ra bước tăng trưởng đột phá cho cả hai bên. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó đã nhanh chóng thất bại thảm hại. Thảm họa mua bán, sáp nhập của các ông lớn như...
Vũ Anh

Vụ Call Margin chấn động nhất trong lịch sử giới tài chính: Mất 20 tỷ USD trong 2 ngày

Vụ sụp đổ của công ty đầu tư tư nhân Archegos Capital Management có danh mục đầu tư lên đến 100 tỷ USD được coi là sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử tài chính hiện đại. Nhân vật trung tâm của sự kiện là ông Bill Hwang, nhà...
Vũ Anh

Tiệm bánh 1020 năm tuổi chỉ bán 1 sản phẩm duy nhất, bí quyết nào vượt mọi khủng hoảng?

Giữa thời đại công nghệ hối hả khi mọi thứ đều diễn ra nhanh chóng theo quy luật sớm nở tối tàn, thì tại đất nước Mặt trời mọc Nhật Bản lại có một tiệm bánh “sừng sững trường tồn” qua hơn 1000 năm tuổi. Việc nó xuất sắc vượt...
Vũ Anh

Thương vụ lừa đảo lớn nhất Singapore, gây chấn động giới nhà giàu

Bằng một chiêu thức không hề tinh vi, thậm chí đã cũ, cựu kiểm toán viên KPMG Ng Yu Zhi đã lừa hơn 1 tỷ USD của giới nhà giàu ở Singapore… Khi bị bắt, nạn nhân của Ng Yu Zhi là những công dân ưu tú bậc nhất ở...
Vũ Anh

Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm, liệu một cuộc suy thoái kinh tế sẽ xảy ra vào năm 2022 hoặc 2023?

Chúng ta đều biết, sự xuất hiện của Đại dịch covid-19 đã làm điêu đứng nền kinh tế của nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Anh và Khu vực đồng euro (Eurozone). Giá cả tăng cao kỷ lục do đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thúc...
Vũ Anh

Rửa tiền NFT là gì? Phi vụ rửa tiền NFT lớn nhất thế giới

Xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2017, tài sản số NFT đang thực sự bùng nổ vào năm 2021 và 2022. Nhiều tác phẩm nghệ thuật được bán với giá hàng triệu USD, nhiều ngôi sao nổi tiếng, lãnh đạo doanh nghiệp cũng đua nhau tham...
Vũ Anh