Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
Tài chính Kiến thức tài chính

Quỹ dự phòng (Emergency Fund) là gì?

Quỹ dự phòng (Emergency Fund) là gì?

Ngày nay, xu hướng “tiêu dùng trước, trả tiền sau” lên ngôi khi nền kinh tế được thúc đẩy bằng đòn bẩy tín dụng, người ta có thể chi tiêu bằng cả tiền mặt lẫn tiền ngân hàng. Tuy nhiên, không ai có thể đoán trước được những biến động kinh tế nên ta luôn cần có quỹ dự phòng để đảm bảo cho những trường hợp khẩn cấp về tài chính. Cùng The Mastro tìm hiểu ngay dưới đây.

Quỹ dự phòng là gì?

Quỹ dự phòng (Emergency Fund) là gì?

 

Quỹ dự phòng (Emergency fund) là khoản ngân sách cá nhân được trích ra để phòng rủi ro tài chính hoặc chi trả các chi phí khẩn cấp trong tương lai. Để bắt đầu dành quỹ dự phòng, bạn không cần số tiền quá lớn, quỹ cũng không phải số tiền cố định nào cho tất cả mọi người bởi nó thay đổi tùy theo lối sống của mỗi người. Có quỹ dự phòng giúp bạn không còn lo lắng hay bị động về cách đối phó với những tình huống khó khăn về tài chính.

Mặc dù quỹ dự phòng của mỗi người là khác nhau, nhưng hầu hết các chuyên gia tài chính đều đồng ý rằng quỹ này nên có số chi trả đủ cho chi phí của khoáng từ 3 đến 8 tháng. Bạn có thể bắt đầu một quỹ dự phòng nhỏ khoảng 10 triệu đến 30 triệu.

Sau khi tích lũy đủ khoản tiền nhỏ này, bạn có thể dùng nó giải quyết các trường hợp tài chính khó khăn nhỏ lẻ trong cuộc sống mà không phải trả nợ. Điều này cho phép bạn tập trung vào việc lấy lại động lực khi tiết kiệm tiền hơn là quay lại trả nợ do những trường hợp cần đến các khoản tài chính nhỏ.

 

Tại sao bạn cần có quỹ dự phòng?

Quỹ dự phòng (Emergency Fund) là gì?

 

  • Trong trường hợp bạn mất thu nhập

Mặc dù hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc bị sa thải, nhưng đó không phải lúc nào cũng là lý do khiến bạn mất thu nhập. Điều gì sẽ xảy ra nếu công ty của bạn đột nhiên bị một công ty lớn hơn mua lại, bộ phận của bạn trở nên dư thừa và bạn bị sa thải? Điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế đột ngột đi xuống trong vòng sáu tháng tới và công việc của bạn không còn cần nhiều nhân lực nữa? Đây đều là những tình huống thực tế có thể xảy ra với bất kỳ ai.

  • Trường hợp cần tiền gấp

Tất nhiên, quỹ khẩn cấp không chỉ chi trả cho bạn trong trường hợp mất việc làm. Các trường hợp khẩn cấp cần tới tài chính khác như: chi phí y tế, khoản tiền khám chữa không mong muốn để đảm bảo sức khỏe, phương tiện đi lại đột ngột bị hỏng hoặc những sự cố bất ngờ xảy ra với ngôi nhà của bạn như máy điều hòa không khí, mái nhà hoặc hệ thống điện…

 

Hai cách để thiết lập một quỹ dự phòng

Quỹ dự phòng (Emergency Fund) là gì?

 

Bạn nên thiết lập quỹ dự phòng càng sớm càng tốt, bởi vì nó giúp bạn chủ động hơn trong những trường hợp cần đến tài chính khẩn cấp trong tương lai. Lập quỹ dự phòng sẽ dễ dàng hơn với 2 cách sau đây:

  • Dành một khoản tiền từ tiền lương mỗi tháng

Tính toán chi phí sinh hoạt của bạn trong ít nhất ba tháng và cân nhắc bỏ ra 1 khoản nhỏ làm quỹ khẩn cấp. Khi quỹ đạt tới mức bạn cần, hãy tiết kiệm thêm để dành cho các mục tiêu khác.

  • Tiền hoàn thuế

Khi bạn nhận được tiền hoàn thuế, đừng sử dụng để mua hàng tùy ý. Thay vì chi tiêu chúng, hãy tiết kiệm bằng cách đóng góp cho quỹ khẩn cấp của bạn.

 

Quỹ dự phòng là để giúp bạn chi trả cho những trường hợp khẩn cấp, vậy nên bạn cần tránh sử dụng chúng vào những khoản không đúng mục đích.

Ví dụ như:

Phẫu thuật thẩm mỹ

Kỳ nghỉ trên bãi biển

Thay lốp xe bị mòn do hao mòn bình thường (khoản này nên có trong kế hoạch chi tiêu, không phải trường hợp khẩn cấp)

Bạn muốn mua một chiếc TV mới nhưng chưa đủ tiền

 

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về quỹ quỹ dự phòng, từ đó cân nhắc lập quỹ dự phòng trong kế hoạch tài chính của riêng mình. The Mastro chúc bạn thành công!

Tin liên quan

6 bước tạo ngân sách gia đình hiệu quả nhất

Gần 60% người dân Mỹ nói rằng họ không theo dõi chi tiêu và cứ 5 người thì có 2 người chưa bao giờ lập ngân sách gia đình, theo một báo cáo năm 2019 từ CFP – Certified Financial Planner Board of Standards. Trong nghiên cứu của mình, tổ...
Vũ Anh

Squid Game dạy ta điều gì về nợ nần?

“Squid Game” lấy bối cảnh ở Hàn Quốc, kể về hành trình của một nhóm người liều lĩnh thi đấu để có cơ hội thoát khỏi những món nợ khổng lồ mà họ mắc phải. Bộ phim được lấy cảm hứng từ cuộc khủng hoảng nợ khủng khiếp của Hàn...
Vũ Anh

Lộ trình 12 tháng cho sức khỏe tài chính của bạn

Lại một năm mới đang đến gần, không còn thời điểm nào tốt hơn để chuẩn bị cho một năm tài chính mới sung túc. Tuy nhiên, bạn không thể hoàn thành các mục tiêu tài chính cùng lúc, đó là lý do chúng ta cần một lộ trình 12...
Vũ Anh

Làm thế nào để bắt đầu đầu tư chỉ với 2 triệu đồng?

Đầu tư có thể thay đổi cuộc sống của bạn và bạn bắt đầu đầu tư càng sớm sẽ càng có lợi cho tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng rằng phải có nhiều tiền mới có thể đem đi đầu tư. Thực tế là bạn...
Vũ Anh

Phân biệt phương pháp Debt Snowball và Debt Avalanche

Khi đối diện với các khoản nợ thẻ tín dụng, vay ngân hàng hàng tháng, không ít người chọn cách trả theo thời hạn, đến ngày nào trả ngày đó. Nhưng theo nhiều chuyên gia tài chính, một trong những phương pháp trả nợ hiệu quả được khuyến khích là...
Vũ Anh

Thói quen sử dụng tiền của thế hệ Millennials

Theo một khảo sát của Investopedia, 46% người thuộc thế hệ Millennials được khảo sát nói rằng họ không tiết kiệm đủ tiền và 39% nói rằng họ sẽ phải làm việc quá tuổi nghỉ hưu. Cùng The Mastro phân tích xem thực tế tài chính đang ảnh hưởng như...
Vũ Anh