Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
Tài chính Kiến thức tài chính

Quỹ dự phòng của bạn nên “lớn” tới mức nào?

Quỹ dự phòng của bạn nên “lớn” tới mức nào?

Hầu hết các chuyên gia cho rằng mỗi người nên có quỹ dự phòng có giá trị chi tiêu từ 3 đến 6 tháng chi phí hàng tháng. Nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể phải tiết kiệm tới 12 tháng chi phí sinh hoạt. Vậy để dành quỹ dự phòng bao nhiêu là đủ?

The Mastro sẽ giúp bạn tìm ra độ lớn của quỹ dự phòng mà bạn thực sự cần, dựa trên tình hình tài chính của bạn.

 

Cần có bao nhiêu tiền trong quỹ dự phòng?

Các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên chuẩn bị sẵn các khoản chi tiêu từ ba đến sáu tháng để dự phòng.

  • Tiết kiệm từ 3 đến 4 tháng có thể là đủ nếu:

– Bạn tương đối khỏe mạnh, không có nhiều khoản vay nợ
– Bạn sống với chi phí sinh hoạt thấp
– Bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm nếu bạn bỏ công việc hiện tại
– Bạn không có con cái hoặc người phụ thuộc, sống dựa vào thu nhập của bạn
– Công việc của bạn rất ổn định
– Bạn có một người bạn đời hoặc một gia đình mà bạn có thể dựa vào để được hỗ trợ tài chính

  • Bạn nên tiết kiệm trong 6 tháng nếu:

– Bạn sống trong một khu vực có chi phí sinh hoạt cao
– Bạn sẽ khó tìm được việc làm nếu bạn mất công việc hiện tại
– Công việc của bạn không ổn định lắm (bạn là nhân viên thời vụ, người biểu diễn hoặc nghệ sĩ)
– Bạn có con cái, vợ / chồng ở nhà, những người sống dựa vào thu nhập của bạn
– Bạn thiếu mạng lưới hỗ trợ tài chính

  • Tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong 1 năm là lý tưởng nếu:

– Bạn có thu nhập cao
– Bạn là nhà cung cấp tài chính duy nhất cho nhiều người phụ thuộc
– Bạn đã nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu

 

Quỹ dự phòng của bạn nên “lớn” tới mức nào?

Cách lập quỹ dự phòng

  • Đặt mục tiêu tiết kiệm:

Xác định bao nhiêu tháng chi tiêu để tiết kiệm dựa trên hoàn cảnh cá nhân của bạn.

  • Tính toán chi phí của một tháng:

Khi tính toán chi phí, chỉ tính,những khoản cố định, chẳng hạn như tiền thuê nhà, mua thực phẩm hay tiền điện nước. Bỏ các khoản chi tiêu tùy chọn như đi du lịch hay ăn nhà nhà hàng, xem phim.

  • Dự tính số tiền trong quỹ tiết kiệm của bạn:

Nhân chi phí hàng tháng của bạn với số tháng bạn muốn tiết kiệm. Ví dụ: nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí của bốn tháng và chi phí của một tháng là 2.000 đô la, thì mục tiêu cho quỹ dự phòng là 8.000 đô la (2.000 đô la x 4).

  • Tự động hóa khoản tiết kiệm của bạn:

Nếu bạn tự động hóa khoản tiết kiệm của mình, bạn có nhiều khả năng thành công hơn. Quyết định số tiền bạn đủ khả năng tiết kiệm mỗi tháng, sau đó thiết lập dịch vụ gửi tự động vào tài khoản tiết kiệm từ tài khoản ngân hàng của bạn ngay khi bạn được thanh toán.

  • Tận dụng các cơ hội tiết kiệm:

Nếu bạn có thêm các khoản thu khác, chẳng hạn như tiền hoàn thuế hoặc thu nhập phụ, hãy để nó vào quỹ dự phòng để đạt được mục tiêu sớm hơn.

 

Đừng nản chí nếu mục tiêu của bạn có vẻ khó đạt được. Hãy nhớ rằng bạn không cần có một quỹ dự phòng 6 tháng ngay lập tức, hãy coi quỹ dự phòng là một quá trình tiết kiệm liên tục. Sau khi bạn đã đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ có thêm tiền mỗi tháng để thực hiện các mục tiêu khác.

 

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về quỹ dự phòng và sớm có khoản dự phòng lý tưởng trong tương lai. The Mastro chúc bạn thành công!

Tin liên quan

Khi mua xe hơi, tôi có nên trả hoàn toàn bằng tiền mặt không?

Khi bạn mua xe hơi, có hai cách thanh toán phổ biến là dùng tiền mặt hoặc đi vay. Việc bạn có nên mua bằng tiền mặt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như số tiền bạn tiết kiệm được, lãi suất bạn đủ điều kiện nhận nếu...
Vũ Anh

Nên đầu tư vào chứng khoán hay tiền điện tử?

Trước những biến động của thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm các khoản đầu tư thay thế như tiền điện tử Bitcoin. Tuy nhiên, để đầu tư vào tiền điện tử, bạn cần phải đánh giá kỹ lưỡng các danh mục đầu tư tổng thể...
Vũ Anh

6 bước tạo ngân sách gia đình hiệu quả nhất

Gần 60% người dân Mỹ nói rằng họ không theo dõi chi tiêu và cứ 5 người thì có 2 người chưa bao giờ lập ngân sách gia đình, theo một báo cáo năm 2019 từ CFP – Certified Financial Planner Board of Standards. Trong nghiên cứu của mình, tổ...
Vũ Anh

Squid Game dạy ta điều gì về nợ nần?

“Squid Game” lấy bối cảnh ở Hàn Quốc, kể về hành trình của một nhóm người liều lĩnh thi đấu để có cơ hội thoát khỏi những món nợ khổng lồ mà họ mắc phải. Bộ phim được lấy cảm hứng từ cuộc khủng hoảng nợ khủng khiếp của Hàn...
Vũ Anh

Làm thế nào để tránh “bẫy chi phí chìm”?

Bạn đã từng đầu tư thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục rót tiền với mong muốn “được đồng nào hay đồng nấy”? Mặc dù sự thôi thúc muốn tận dụng tối đa số tiền của bạn là điều tốt, nhưng điều quan trọng là đừng để nó biến thành một...
Vũ Anh

Lộ trình 12 tháng cho sức khỏe tài chính của bạn

Lại một năm mới đang đến gần, không còn thời điểm nào tốt hơn để chuẩn bị cho một năm tài chính mới sung túc. Tuy nhiên, bạn không thể hoàn thành các mục tiêu tài chính cùng lúc, đó là lý do chúng ta cần một lộ trình 12...
Vũ Anh