Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp để bắt đầu quản lý tiền bạc một cách dễ dàng thì The Mastro xin giới thiệu nguyên tắc 50/30/20 – phương pháp hữu ích giúp bạn quản lý tài chính đơn giản và hiệu quả. Nguyên tắc này làm thay đổi thói quen chi tiêu, giúp bạn xác định ưu tiên và phân bổ chi tiêu một cách hợp lý.
Nguyên tắc 50/30/20 là một phương pháp giúp quản lý ngân sách dễ dàng, hiệu quả, và bền vững. Theo như nguyên tắc này, thu nhập được nên được phân bổ vào ba danh mục chính: 50% dành cho nhu cầu thiết yếu, 30% dành cho các khoản chi tiêu linh hoạt và 20% còn lại dùng để tiết kiệm hoặc trả nợ.
Hàng tháng, bạn luôn phải đặt câu hỏi “Tại sao tôi không thể tiết kiệm nhiều hơn?” Nguyên tắc 50/30/20 là một cách tuyệt vời để giải quyết câu hỏi đó và giúp cho phương pháp chi tiêu của bạn hiệu quả hơn. Bằng cách giữ cân bằng các khoản chi tiêu theo 3 chỉ tiêu chính này, ngoài việc có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu quản lý tài chính dễ dàng, nguyên tắc này giúp bạn tính đến tiết kiệm và đầu tư rõ ràng hơn.
50% thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu
Nhóm này bao gồm những khoản chi tiêu cần thiết như tiền thuê nhà, nhu yếu phẩm, các tiện ích, bảo hiểm y tế, lãi suất ngân hàng… Đây là những khoản phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày, là các khoản chi thường xuyên và không biến động nhiều giữa các tháng.
Nếu bạn đang chi tiêu cho khoản này nhiều hơn một nửa thu nhập, bạn nên cân nhắc cắt giảm chi phí, rút bớt vài nhu cầu hoặc cố gắng thu hẹp lối sống của mình. Ví dụ: thuê một căn nhà nhỏ hơn hoặc sử dụng phương tiện đi lại ít tiền hơn. Bạn cũng có thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng, mua thức ăn nấu ăn tại nhà…
30% thu nhập dành cho những khoản chi tiêu linh hoạt
Khoản này bao gồm bất kỳ thứ gì không được coi là chi phí thiết yếu, như việc đi du lịch, đi xem phim, mua túi xách mới, tham dự các sự kiện thể thao,.. Khoản này cũng bao gồm chi phí nâng cấp giá trị của những món đồ bạn đang sở hữu. Đây là các khoản chi biến động giữa các tháng và tùy thuộc vào sở thích và lối sống của mỗi người.
20% còn lại dùng cho tiết kiệm và đầu tư
Cuối cùng, hãy dành 20% lương để dành tiết kiệm, trả nợ và lập quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn bỏ tiền vào danh mục chi tiêu cá nhân.
Khoản này là quỹ tiết kiệm, quỹ cho trường hợp khẩn cấp hoặc các khoản đầu tư khác, ví dụ chứng khoán. Bạn nên có ít nhất 3 tháng tiền tiết kiệm khẩn cấp trong tay trong trường hợp mất việc hoặc trong những tình huống bất trắc không thể lường trước, còn lại tập trung cho các mục tiêu tài chính lâu dài khác.
Dù không có quy tắc tài chính nào phù hợp với tất cả mọi người, nhưng The Mastro tin rằng quy tắc 50/30/20 này sẽ là bước khởi đầu giúp bạn quản lý tiền bạc một cách phù hợp và hiệu quả nhất.