Ngày càng nhiều công trình xây dựng được triển khai không chỉ là tín hiệu tốt cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước mà còn là mở rộng các cơ hội nghề nghiệp trong ngành kinh tế xây dựng. Theo số liệu Thống kê mới đây của báo Lao động cho thấy, ngành Kinh tế xây dựng đang nằm trong top 10 ngành nghề thu hút nhiều lao động nam nhất hiện nay. Giải mã độ “hot” của ngành này với The Mastro ngay sau đây!
Ngành kinh tế xây dựng là gì?
Ngành kinh tế xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, với những hoạt động chủ yếu như: lập, thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; thẩm tra, lập dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; quản lý và định giá chi phí trong xây dựng.
Ngành này là sự kết hợp giữa kinh tế kỹ thuật và quản lý xây dựng. Ngoài những công việc có liên quan tới tài chính, kế toán, thống kê, giám sát, thẩm định các dự án đầu tư, công trình xây dựng… Sinh viên khi học ngành này cần trau dồi kiến thức về vật liệu, thiết kế, kỹ thuật thi công có liên quan đến xây dựng…
Sinh viên sẽ được đào tạo về kiến thức chuyên môn về cả kinh tế và xây dựng, học các kỹ năng tư vấn những dự án đầu tư xây dựng, quản trị dự án, kiểm toán xây dựng, quản lý ngân sách, đấu thầu, triển khai dự án xây dựng, công trình thi công, hay đơn giản là học cách lập kế hoạch cho dự án xây dựng,…
Ngoài ra, sinh viên sẽ được tham gia thực hành thiết kế, xây dựng kế hoạch, thực tập tại các công ty xây dựng, khảo sát thực địa ở công trường… Ở các trường đại học hiện nay cũng đào tạo, rèn luyện thêm các kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm.
Đây là ngành học đòi hỏi người học phải có khả năng quản lý, tổ chức tốt, biết tính toán đo lường, có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, chịu được áp lực công việc cao và tư duy nhạy bén!
Cơ hội việc làm rộng mở
Sau khi có bằng cử nhân Kinh tế xây dựng, bạn có thể ứng tuyển những công việc sau:
- Quản lý, thanh tra xây dựng tại các cơ quan nhà nước từ cấp Trung ương tới địa phương, hay các doanh nghiệp lớn nhỏ. Hầu hết cơ quan tại các bộ ban ngành đều cần đến những kỹ sư kinh tế xây dựng giỏi, có thể quản lý mảng xây dựng như Sở Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Ngân hàng,…
- Làm chuyên gia nghiên cứu tại các viện nghiên cứu về vấn đề kinh tế và quản lý xây dựng.
- Quản lý doanh nghiệp, công trường; đấu thầu và quản lý những doanh nghiệp xây dựng hay các công ty kinh doanh lĩnh vực bất động sản.
- Phân tích và tư vấn những dự án đầu tư lớn nhỏ, các công trường xây dựng của doanh nghiệp.
- Quản lý dự án tại các công trình xây dựng và ban quản lý dự án.
- Thẩm định dự án tại các công ty bảo hiểm, ngân hàng nhà nước hay tư nhân
- Làm giảng viên dạy tại các cơ sở đào tạo lĩnh vực kinh tế xây dựng,…
Các kỹ năng làm việc cần có
Bước vào ngành Kinh tế xây dựng, bạn cần trau dồi những kỹ năng mềm sau đây:
- Kỹ năng đào sâu phân tích: bận cần phân tích tính khả thi của dự án, tính toán dự trù kinh phí xây dựng trước khi thực thi và đưa ra nhận định về tiềm năng phát triển của dự án trong tương lai. Ví dụ như khoản vay có được hoàn trả trong thời gian quy định không,…
- Kỹ năng đàm phán: Ngoài quản lý, giám sát quá trình xây dựng, thực hiện dự án, bạn sẽ có những cuộc đàm phán về tài chính với bên đối tác kinh doanh.
- Kỹ năng làm việc nhóm: biết cách làm việc nhóm giúp bạn thu thập được nhiều thông tin, ý kiến tuyệt vời và từ đó nhìn nhận vấn đề toàn diện và bao quát hơn. Bạn cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, góp phần đưa ra quyết định tốt hơn.
- Kỹ năng làm việc độc lập: Tập trung làm công việc được giao, tự cập nhật, trau dồi thêm kiến thức mới. Có đam mê, yêu thích, học hỏi và tìm tòi không ngừng.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo, logic, chịu được áp lực cao kèm với kỹ năng quản lý…
Những thắc mắc về ngành Kinh tế xây dựng như: khái niệm, ngành này học kiến thức gì hay ra trường làm gì đều đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây. Hy vọng rằng với những chia sẻ nêu trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Kinh tế xây dựng và cân nhắc chọn học ngành này trong tương lai. The Mastro chúc bạn thành công!