Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
Kinh tế Kiến thức kinh doanh

Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Review ngành kinh doanh quốc tế

Ngành kinh doanh quốc tế là gì

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng toàn cầu, khi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin giúp mọi người ở các quốc gia dễ dàng kết nối với nhau hơn, ngành Kinh doanh quốc tế ngày càng có tiềm năng phát triển, cơ hội việc làm rộng mở. Những năm gần đây điểm chuẩn vào đại học ngành này luôn đứng ở TOP cao.

👉👉👉Bài Viết Liên Quan: Kinh tế đầu tư là gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì?

Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế (International Business) là hoạt động kinh doanh được tiến hành giữa các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tại các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, gồm hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ và các mảng liên quan như marketing, hậu cần cho xuất nhập khẩu,…

Ngành kinh doanh quốc tế là gì

Về Ngành Kinh doanh quốc tế, đây là ngành đào tạo nhân lực cho hoạt động kinh doanh quốc tế. Để hiểu cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo mục tiêu đào tạo của ngành học “Kinh doanh Quốc Tế” của Đại Học Ngoại Thương sau đây:

mục tiêu đào tạo ngành kinh doanh quốc tế đại học ngoại thương
Mục tiêu đào tạo ngành kinh doanh quốc tế đại học Ngoại Thương

Để tham khảo chi tiết hơn về chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế, bạn có thể tham khảo phần giới thiệu của Đại học Ngoại Thương (là một trường đại học truyền thống lâu năm và có chất lượng đào tạo uy tín về ngành kinh doanh quốc tế), từ đó có khung sườn chính để hình dung ra ngành học này. Các trường đại học khác của Việt Nam cùng đào tạo chuyên ngành kinh doanh quốc tế có thể có đôi chút khác biệt ở một số môn học bổ trợ thêm nhưng các môn chính thì sẽ tương tự nhau.

2021: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ (MÃ SỐ: 7340120) CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

Điểm thi vào ngành Kinh doanh Quốc tế của các trường đều luôn ở TOP cao, đòi hỏi đầu vào chất lượng tốt mới có thể đáp ứng được yêu cầu về kiến thức cũng như kỹ năng đối với của sinh viên khi ra trường có thể làm việc được trong ngành này.

Link tra cứu điểm chuẩn ngành Kinh doanh Quốc tế tin cậy qua các năm:

https://diemthi.vnexpress.net/tra-cuu-dai-hoc

👉👉👉 Xem Thêm: Khu vực kinh tế là gì? Đặc khu kinh tế là gì?

Ngành kinh doanh quốc tế đào tạo những gì?

Khung chương trình đào tạo cử nhân ngành kinh doanh quốc tế của đa số các trường đều có 2 phần:

1.Kiến thức giáo dục đại cương (Lý luận chính trị, Toán -Tin học, Một số môn Xã hội, phương pháp nghiên cứu, ngoại ngữ,…)

2.Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

2.1 Kiến thức cơ sở khối ngành kinh tế

Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, marketing căn bản, quản trị học, nguyên lý kế toán, tài chính doanh nghiệp, phân tích dữ liệu kinh doanh,…

Đây là những môn học mà cử nhân kinh tế dù ở chuyên ngành nào cũng cần nắm được. 

Ngành kinh doanh quốc tế đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên ngành
Ngành kinh doanh quốc tế đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên ngành

2.2 Kiến thức chuyên ngành

Các môn học được đào tạo tại đại học Ngoại thương là:  Marketing quốc tế, Logistics và vận tải quốc tế, Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế, Giao dịch thương mại quốc tế, Ngoại ngữ chuyên ngành, Quản lý chuỗi cung ứng, Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, Truyền thông trong kinh doanh quốc tế, Quản trị dự án đầu tư quốc tế,  Pháp luật trong kinh doanh quốc tế,…

Ngoài ra còn một số môn sinh viên tự chọn như: Địa lý kinh tế thế giới, Thương hiệu trong kinh doanh quốc tế, Văn hóa trong kinh doanh, Tâm lý học trong  kinh doanh,…

Các trường đại học khác có thể thay đổi ở một số môn học chuyên ngành nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các kiến thức tổng hợp tương tự như trên. 

Ngành kinh doanh quốc tế đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên ngành
Ngành kinh doanh quốc tế đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên ngành

Học ngành kinh doanh quốc tế, ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị:

  • Bộ/Sở công thương, bộ/sở Kế hoạch và Đầu Tư, cục Xúc tiến thương mại, các bộ ban ngành của nhà nước và phụ trách mảng công việc cần chuyên môn về kinh doanh quốc tế.
  • Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài
  • Các trường đại học, viện nghiên cứu kinh tế
  • Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty vận tải giao nhận quốc tế
  • Bộ phận đầu tư hoặc thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại
  • Các công ty đa quốc gia
  • ….

Với các vị trí công việc phù hơp như 

  • Chuyên viên phân tích, hoạch định, tư vấn chính sách (trong cơ quan nhà nước) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài.
  • Chuyên viên tại các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO)…hay các tổ chức phi chính phủ (iNGOs)…
  • Giảng viên và nghiên cứu viên tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
  • Chuyên viên tài chính quốc tế
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường – marketing quốc tế
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
  • Chuyên viên xúc tiến thương mại

Sau một thời gian va chạm thực tế và tích lũy kinh nghiệm bạn có thể phát triển dần lên các vị trí chuyên gia, quản lý các cấp trong các cơ quan nhà nước, ngân hàng – tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh.

Ngoài ra với những kiến thức, kỹ năng bạn học được khi theo ngành Kinh doanh quốc tế, bạn có thể có đủ khả năng tự thành lập một doanh nghiệp cho riêng mình.

Ngành kinh doanh quốc tế là gì

👉👉👉 Bài Hay: Quản Lý Kinh Tế là gì?

Tại sao nên học ngành kinh doanh quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, doanh nghiệp các nước ngày càng có xu hướng vươn ra ngoài biên giới quốc gia để tận dụng lợi thế của mình.

Các nước phát triển thì có thế mạnh về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Các nước đang phát triển có một hoặc nhiều các lợi thế như: nhân công rẻ, quỹ đất rộng, tài nguyên phong phú, khí hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp, bờ biển dài,…khi có sự giao thương trao đổi hàng hóa dịch vụ các bên đều có lợi được sử dụng sản phẩm dồi dào hơn, với mức giá rẻ hơn so với tự cung tự cấp tất cả trong biên giới quốc gia mình. 

Đó là xu hướng tất yếu nên kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng. Cho dù dịch bệnh làm đứt gãy chuỗi cung ứng và các nước có xu hướng giảm phụ thuộc vào các quốc gia khác nhưng đó chỉ là trong ngắn hạn. Về dài hạn toàn thế giới vẫn sẽ tìm tới điểm cân bằng về tỷ lệ nội địa hóa và tỷ lệ nhập khẩu để đảm bảo lợi ích tốt nhất mà vẫn có được sự chủ động. Do đó cơ hội việc làm cho ngành đào tạo này luôn được rộng mở.

Tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế mở ra cơ hội làm việc tại các công ty có yếu tố nước ngoài
Tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế mở ra cơ hội làm việc tại các công ty có yếu tố nước ngoài

 

Mặt khác, ngày nay, nền kinh tế một nước rất nhạy cảm với thay đổi của quốc tế. Về chỉ số chứng khoán, giá cả hàng hóa, tình trạng lạm phát, lãi suất, xu hướng thị trường…đều có sự liên thông với bên ngoài. Ngành kinh doanh quốc tế trang bị cho người học có cái nhìn vĩ mô để nhìn nhận, phân tích được các vấn đề mang tầm thế giới và khu vực từ đó áp dụng xử lý chuẩn xác hơn đối với công việc mình đảm trách, dù sau này có làm đúng ngành hay không đúng ngành chuyên môn (cùng thuộc khối kinh tế).

Ngành học này chú trọng đào tạo cả kiến thức chuyên môn về kinh tế và ngoại ngữ. Do đó sau khi ra trường sinh viên rất có lợi thế khi làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Mà các doanh nghiệp đó là môi trường lý tưởng để học hỏi cập nhật cái mới cũng như rất chuyên nghiệp.

 Mức lương của nhân sự ngành kinh doanh quốc tế cũng khá cao so với mặt bằng chung do có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp có yếu tố “ngoại”, và có sự đòi hỏi khắt khe về kiến thức, kỹ năng.

Theo học ngành Kinh doanh quốc tế, bạn cần chuẩn bị những gì?

  • Trước hết cần tìm hiểu kỹ ngành học, sẽ học những gì, sau này ra trường làm gì và xác định được niềm yêu thích của mình cũng như khả năng của bản thân.
  • Có vốn ngoại ngữ hoặc khả năng học ngoại ngữ tốt, điều này rất quan trọng vì các công việc sau này đều phải sử dụng ngoại ngữ ở mức độ thành thạo.
  • Sức khỏe tốt cả về thể chất và não bộ là một yêu cầu bắt buộc, vì đây là một ngành nhiều áp lực và thách thức. 
  • Khả năng phân tích vấn đề sắc bén, tư duy nhanh nhạy, tính cẩn trọng.
  • Khả năng học hỏi liên tục không ngừng.
  • Ngoài ra bạn cần có tâm thế luôn hoàn thiện kỹ năng của bản thân để hòa nhập được với môi trường kinh doanh rộng mở vượt ngoài biên giới quốc gia.