Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
Kinh tế Kiến thức kinh doanh

Mô hình kinh doanh Dropshipping

dropshipping

Nổi lên trong những năm gần đây với mô hình kinh doanh không cần bỏ nhiều vốn, không cần nhập hàng nhưng vẫn bán được sản phẩm, Dropshipping có thực sự đáng để đầu tư? Dưới đây là “tất tần tật” những thứ bạn cần biết về Dropshipping và các bí kíp để bạn có thể bắt đầu “Dropship” ngay hôm nay!

Dropshipping là gì?

Dropshipping (hay bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển) là một phương thức thực hiện đơn hàng trong đó người bán không ôm hàng trong kho. Thay vào đó, người bán sẽ nhập hàng khi cần từ bên thứ ba — thường là nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất — để đáp ứng các đơn đặt hàng. Sự khác biệt lớn nhất giữa Dropshipping và mô hình bán lẻ là người bán hàng không dự trữ hay ôm hàng trong kho, mà họ đóng vai trò là người trung gian bán hàng.

 

Lợi ích của Dropshipping

Một ngành công nghiệp trị giá 15 tỷ đô la, Dropshipping là một mô hình kinh doanh tuyệt vời cho những nhà khởi nghiệp tham vọng vì nó rất dễ tiếp cận. Với Dropshipping, bạn có thể thử nghiệm nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau, học được nhiều điều về cách tiếp thị sản phẩm theo yêu cầu. Dưới đây là một vài lý do tại sao Dropshipping là mô hình phổ biến cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ:

  1. Cần ít vốn trả trước

Có lẽ lợi thế lớn nhất khi sử dụng mô hình này là bạn có thể mở một cửa hàng thương mại điện tử mà không cần phải đầu tư trước cả chục triệu đồng vào hàng tồn kho. Theo như phương pháp bán lẻ truyền thống, các nhà bán lẻ phải thu xếp vốn lớn để mua hàng tồn kho.

Không cần đầu tư vào thuê mặt bằng để trữ hàng tồn kho, bạn có thể bắt đầu tìm nguồn cung ứng sản phẩm và trở thành một Dropshipper thành công với số vốn ban đầu nhỏ. Và bởi vì bạn không cần trả trước cho việc thuê mặt bằng như trong kinh doanh bán lẻ truyền thống, nên sẽ có ít rủi ro hơn khi bắt đầu mở một cửa hàng Dropshipping.

  1. Dễ dàng bắt đầu

Bạn sẽ không phải lo lắng về:

  • Quản lý hoặc trả tiền thuê hàng tháng cho một nhà kho
  • Đóng gói và vận chuyển đơn hàng
  • Theo dõi, quản lý hàng tồn kho
  • Xử lý hàng trả lại và hàng gửi đến

dropshipping

  1. Chi phí thấp

Bởi vì bạn không phải giải quyết việc mua hàng tồn kho hay quản lý kho hàng, chi phí chung của bạn khá thấp. Trên thực tế, nhiều cửa hàng Dropshipping thành công dưới dạng kinh doanh tại nhà, chỉ với chiếc máy tính xách tay và một vài khoản chi phí định kỳ để duy trì hoạt động. Khi bạn phát triển mạnh hơn, những chi phí này có thể sẽ tăng lên nhưng vẫn thấp so với chi phí của các doanh nghiệp truyền thống.

  1. Làm việc linh hoạt

Bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu có kết nối Internet, miễn là bạn có thể liên lạc với nhà cung cấp và khách hàng một cách dễ dàng và điều hành, quản lý doanh nghiệp của mình.

  1. Nhiều lựa chọn về sản phẩm 

Vì bạn không phải mua trước sản phẩm nên bạn có thể cung cấp bất kỳ sản phẩm nào tới khách hàng tiềm năng của mình. 

 

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trên, Dropshipping cũng có những hạn chế như:

  1. Mức lợi nhuận thấp

Mức lợi nhuận thấp là bất lợi lớn nhất khi hoạt động trong ngành do mức cạnh tranh cao. Vì bắt đầu quá dễ dàng và vì chi phí thấp, nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ thiết lập cửa hàng và bán hàng với giá thấp nhất nhằm tăng doanh thu. 

  1. Quản lý hàng tồn kho

Nếu bạn dự trữ hàng tại kho riêng, thì việc theo dõi loại nào còn hàng và hết hàng là điều tương đối đơn giản. Nhưng khi bạn tìm nguồn cung từ nhiều kho, những kho đó cũng đang đáp ứng nguồn hàng cho những người bán khác, thì lượng hàng trong kho có thể thay đổi hàng ngày, bạn cũng khó kiểm soát nguồn hàng hơn. 

  1. Vận chuyển giữa 3 bên

Giả sử một khách hàng đặt 3 món hàng, từ 3 nhà cung cấp riêng biệt. Bạn sẽ phải theo dõi đơn hàng và chịu 3 khoản phí vận chuyển riêng khi gửi từng mặt hàng cho khách hàng. 

  1. Lỗi của nhà cung cấp có thể ảnh hưởng tới uy tín bán hàng

Ngay cả những nhà cung cấp tốt nhất cũng mắc lỗi khi hoàn thành đơn hàng. Những sự cố không mong muốn như: thiếu hàng, lô hàng lỗi hay đóng gói sơ sài, có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp bạn

  1. Khả năng xây dựng thương hiệu, tùy chỉnh sản phẩm bị hạn chế

Không giống như các sản phẩm tự thiết kế hoặc in theo yêu cầu, bạn không có quyền kiểm soát hay tự ý đổi mẫu mã sản phẩm. 

 

Bí quyết để bắt đầu kinh doanh mô hình Dropshipping hiệu quả

  1. Đầu tư vào hoạt động Marketing

  • Sử dụng nền tảng mạng xã hội: Đăng bài tiếp cận với khách hàng, phân phối chiến dịch Marketing hay tương tác với khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram.
  • Email marketing: Công cụ giúp bạn thông báo tới khách hàng những thông tin quan trọng liên quan tới: mô tả sản phẩm, các chương trình khuyến mại, giảm giá, sự kiện bán hàng lớn,… 

 

  1. Chăm sóc khách hàng

  • Sử dụng các phương thức chăm sóc khách hàng như: hotline tư vấn, email, tương tác trên mạng xã hội hoặc qua công cụ chat trực tuyến. 
  • Quan tâm tới đánh giá và review của khách hàng
  • Chính sách bồi hoàn, trả hàng hay đổi hàng phải rõ ràng, chặt chẽ

 

  1. Hoạt động kinh doanh

  • Tối ưu hóa hoạt động quản trị: dùng các tools hỗ trợ hoạt động quản trị mạng xã hội, hoạt động chăm sóc khách hàng, hoạt động phát triển nội dung và thiết kế website, hoạt động SEO/SEM, quản trị đơn hàng.
  • Sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau: website, mạng xã hội, trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Amazon,…
  • Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông: Kênh trả tiền (Google Ads, Facebook Ads, Google SEO,…), trực tiếp (qua email, điện thoại),…

 

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đúng đắn về mô hình kinh doanh Dropshipping. Bạn có thể sử dụng Dropshipping như một phương thức bán hàng thử trước khi thực sự tham gia sản xuất và kinh doanh trên mô hình bán hàng truyền thống. Vì vậy, không chỉ phù hợp với các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, các tổ chức đã hoạt động lâu năm trên thị trường cũng có thể sử dụng mô hình này.


Tin liên quan

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nếu việc mua một cơ sở kinh doanh hiện tại nghe có vẻ không phù hợp với bạn, bạn có thể phù hợp với quyền sở hữu nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại là gì – và làm thế nào để bạn biết liệu bạn có phù hợp...
Vũ Anh

TOP 8 phần mềm quản lý công việc nhóm miễn phí, có phí hiệu quả

Áp dụng giải pháp công nghệ để quản lý công việc nhóm với hiệu suất tăng gấp nhiều lần và thuận tiện, tại sao không? Công cụ hỗ trợ đắc lực là các phần mềm quản lý miễn phí và có phí phổ biến được nhiều đơn vị sử dụng....
Vũ Anh

10 lý do thất bại trong kinh doanh homestay phổ biến nhất

Kinh doanh homestay thất bại là điều không ai muốn, mặc dù một số người đã khá tâm huyết và dồn tâm sức cùng tiền bạc vốn liếng vào đó. Thực tế khi bắt tay vào làm vẫn cứ…thất bại! Lý do kinh doanh homestay thất bại là do đâu?...
Vũ Anh

Tìm hiểu kinh doanh homestay là gì? Có những đặc trưng gì?

Kinh doanh Homestay vài năm trở lại đây là một xu hướng rất Hot. Có những câu chuyện thành công mà ai nghe cũng mong mình được như “anh ấy” hay “cô ấy”, vì số vốn bỏ ra ít mà thu về vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi...
Vũ Anh

Top ++ cách quảng cáo thương mại điện tử hot nhất 2022

Quảng cáo có rất nhiều hình thức nhằm đưa thông điệp về thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm dịch vụ đến với đông đảo công chúng. Mục tiêu nhằm tăng độ nhận diện và tăng doanh số bán hàng sau mỗi chiến dịch.  Quảng cáo thương mại điện...
Vũ Anh

Chuyên gia thương mại điện tử là gì, có những chức năng gì?

Chuyên gia thương mại điện tử là một nghề hoàn toàn mới và cực kỳ tiềm năng trong bối cảnh ngành này trở thành một ngành công nghiệp ngàn tỷ Đô la và các công ty lớn nhỏ đua nhau tăng tốc trong xa lộ chuyển đổi trực tuyến. Chúng...
Vũ Anh