Mỗi cá nhân, tổ chức muốn hoạt động kinh doanh cần xác định rõ mô hình kinh doanh phù hợp để làm định hướng phát triển. Mô hình kinh doanh là gì? Yếu tố nào giúp xác định mô hình phát triển kinh doanh chính xác nhất? Cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến mô hình kinh doanh dưới đây nhé.
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh (tiếng Anh gọi là Business Model), mô tả rõ doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm gì, cách doanh nghiệp tìm và thiết lập quan hệ với khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh qua những nguồn nào, doanh nghiệp hoạt động như nào và hợp tác với đối tác nào, hay doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận bằng cách nào.
Mô hình kinh doanh làm rõ một số khía cạnh cốt lõi của 1 doanh nghiệp như: các đề xuất, chiến lược quản trị, quy trình kinh doanh, khách hàng mục tiêu, xây dựng cơ sở hạ tầng, cấu trúc tổ chức, lợi nhuận,…
Cách xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả
-
Khảo sát, đánh giá nhu cầu khách hàng
Đây là bước vô cùng quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Bạn phải biết khách hàng của bạn là ai? Họ quan tâm đến vấn đề gì? Tiếp cận họ bằng cách nào?
-
Xây dựng ý tưởng cho sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng
Là cách ngắn nhất và nhanh nhất để bạn có thể chinh phục khách hàng của mình. Khi đã nắm rõ mong muốn của khách hàng, việc của bạn là tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ.
-
Chọn kênh phân phối phù hợp với khách hàng của mình
Mỗi phân khúc khách hàng lại phù hợp với những kênh phân phối khác nhau. Doanh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố như: giá cả, tiếp thị, phân phối… và đưa ra những cách thức vận hành phù hợp cho các kênh phân phối, duy trì hoạt động hiệu quả, phù hợp với thị trường ở từng thời điểm khác nhau.
Doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào các chiến dịch marketing như: triển lãm sản phẩm, tổ chức hội chợ, đăng thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng… để quảng bá sản phẩm.
-
Hoàn thành mô hình và thực hiện
Để có bước khởi đầu tốt, bạn cần chuẩn bị vốn đầu tư, nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất. Từ đó tạo tiền đề vững chắc để thuận lợi hơn trong quá trình hợp tác với các đối tác sau này.
Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có 8 mô hình kinh doanh phổ biến sau:
- Mô hình bán hàng trực tiếp
- Mô hình Freemium: Kết hợp giữa dịch vụ miễn phí và dịch vụ trả phí
- Mô hình nhượng quyền kinh doanh
- Mô hình kinh doanh online: Kinh doanh thông qua Internet và quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội hoặc website…
- Mô hình tiếp thị liên kết Affiliate: Kinh doanh quảng cáo online, nhận hoa hồng trên đơn hàng
- Mô hình kinh doanh làm theo yêu cầu
- Mô hình đấu giá ngược: Người mua sẽ trực tiếp ra giá cho một dịch vụ. Nếu người bán chấp nhận giá đó, người mua sẽ phải cam kết với những điều khoản mà người bán đưa ra.
- Mô hình hệ sinh thái (The Ecosystem): Đánh chiếm nhiều mảng chứ không đơn thuần là chọn một thiết bị, ứng dụng hay dịch vụ. Ví dụ khi bạn mua một chiếc iPhone, ngoài việc trả tiền cho hệ điều hành, các ứng dụng, bạn còn trả tiền cho nhạc, phim, sách và nhiều thứ khác.
Xây dựng mô hình kinh doanh cho một doanh nghiệp mới không hề đơn giản. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản về mô hình kinh doanh và có cho mình những định hướng kinh doanh hiệu quả.