Ngày nay, khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Marketing không chỉ là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và khách hàng mà còn có nhiệm vụ mang tới khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào bỏ qua bước Marketing trong hành trình quảng bá tên tuổi của mình tới khách hàng. Tìm hiểu ngay tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh dưới đây!
Marketing là gì ?
Là hoạt động kinh doanh quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả nghiên cứu thị trường và quảng cáo. Ngày nay, Marketing là bước quan trọng trong chiến lược tăng trưởng của mỗi công ty, tổ chức, khi họ sử dụng các chiến lược Marketing để quảng bá thương hiệu và tăng doanh số bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ngành Marketing rất rộng, bao gồm tất cả các chiến lược giúp một công ty, thương hiệu hoặc cá nhân ghi dấu ấn với khách hàng của họ. Ngoài bán hàng, quảng cáo, Marketing còn là quá trình phân phối sản phẩm, quảng bá, thiết kế và tạo nội dung truyền thông xã hội, cải thiện trải nghiệm khách hàng, nghiên cứu thị trường, thiết lập phân khúc thị trường, v.v
Marketing 4Ps
Theo E. J. McCarthy, Marketing 4Ps là một công thức đơn giản để xác định và tiếp cận các công cụ cơ bản trong chiến lược Marketing.
Product (Sản phẩm): Sản phẩm là chìa khóa và là gốc rễ của mọi hoạt động Marketing. Hãy quyết định sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn dựa trên cả nhu cầu của người tiêu dùng cũng như cách sản phẩm sẽ mang lại lợi ích cho họ.
Place (Địa điểm): Địa điểm bán hàng chiến lược có thể là cửa hàng trực tuyến hoặc chuỗi cửa hàng truyền thống. Mục tiêu của chiến lược phân phối này là giúp khách hàng tiềm năng tiếp cận dễ dàng sản phẩm/ dịch vụ của bạn cũng như mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong suốt quá trình mua hàng.
Price (Giá bán): Cách bạn định giá sản phẩm và dịch vụ của mình là một phần cực kỳ quan trọng trong chiến lược Marketing. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác như:
- Mức lợi nhuận mà bạn hy vọng sẽ đạt được.
- Bạn muốn thu hút thị trường mục tiêu nào và sức mua của người tiêu dùng tại thị trường đó như thế nào?
- Các mục tiêu tài chính của công ty.
Promotion (Khuyến mãi): Tất cả các hoạt động Marketing và truyền thông được thực hiện nhằm giới thiệu những lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên thị trường. Đây là cách bạn tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Vai trò của Marketing trong kinh doanh
-
Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Điều này rất quan trọng vì Marketing giúp khách hàng nhận biết và quen với thương hiệu của bạn cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
-
Tạo lưu lượng truy cập vào trang web của bạn
Tăng số lượng khách truy cập vào trang web của bạn nghĩa là có thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tạo điều kiện tăng doanh số bán hàng.
-
Tăng doanh thu
Các chiến lược như tối ưu hóa trang web và SEO, tạo chiến dịch email, … đều giúp tăng doanh thu cho mọi doanh nghiệp.
-
Xây dựng niềm tin vào thương hiệu của bạn
Tạo sự tin tưởng cao vào thương hiệu, nhiều khách hàng trung thành mua hàng lặp lại.
-
Theo dõi, đo lường các chỉ số Marketing
Việc theo dõi các chỉ số là vô cùng quan trọng khi xây dựng chiến lược Marketing. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy chiến lược, theo dõi tiến trình chiến lược mà còn giúp bạn thấy được điều gì cần điều chỉnh hoặc điều chỉnh ra sao để liên tục tối ưu hóa các chiến dịch.
Các chiến lược Marketing phổ biến
Marketing là sự kết hợp của nhiều kỹ thuật và chiến thuật Marketing khác nhau. Dưới đây là một số chiến lược Marketing phổ biến:
- Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số)
- Direct Marketing (Marketing trực tiếp)
- Email Marketing (Marketing qua email)
- Mobile Marketing (Marketing chỉ tập trung vào các nền tảng và ứng dụng di động: điện thoại thông minh và máy tính bảng).
- Viral Marketing (Marketing lan truyền thông tin)
- Performance Marketing (Marketing dựa trên Hiệu suất/ kết quả đạt được)
- Inbound Marketing: tập trung vào việc tạo nội dung có giá trị, chia sẻ những thông tin hữu ích tới khách hàng, từ đó hướng tới việc bán hàng.
Marketing là quá trình thu hút khách hàng tiềm năng, cũng như nghiên cứu, quảng bá, bán và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Marketing giúp giữ chân khách hàng bằng cách đáp ứng mong muốn và nhu cầu của họ cũng như khơi dậy lòng trung thành với thương hiệu. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về Marketing cũng như tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh. Theo dõi The Mastro để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!