Bạn đã từng đầu tư thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục rót tiền với mong muốn “được đồng nào hay đồng nấy”? Mặc dù sự thôi thúc muốn tận dụng tối đa số tiền của bạn là điều tốt, nhưng điều quan trọng là đừng để nó biến thành một cái bẫy đầu tư. Thật vậy, một trong những thách thức khó vượt qua nhất khi đầu tư là bẫy chi phí chìm.
Chi phí chìm là gì ?
Chi phí chìm là số tiền đã được chi tiêu – bạn không thể lấy lại được. Nhìn nhận tình hình một cách logic thì, tiền đã được chi tiêu rồi nên sẽ không ảnh hưởng đến các quyết định bạn đưa ra trong tương lai.
Nhưng trong đầu tư, thì điều này không hoàn toàn đúng. Khi bạn đã bỏ tiền vào một khoản đầu tư, dù có thua lỗ thì bạn luôn muốn tiếp tục đầu tư, với hy vọng rằng một ngày nó sẽ phục hồi và mang lại cho bạn lợi nhuận lớn hơn nữa. Những cố gắng của bạn có thể sẽ bằng 0 nếu tiếp tục thua lỗ, trong khi biết đâu bạn dùng số tiền đó đầu tư khoản mới lại đem về lãi khủng.
Chúng ta rất dễ mắc bẫy chi phí chìm. Đã bao nhiêu lần bạn bỏ tiền vào sửa xe để giữ cho chiếc xe 15 năm tuổi hoạt động chỉ vì bạn đã bỏ tiền ra sửa trước đó, và bạn không muốn “mất trắng” số tiền đó?
Tuy nhiên, sự thật là bạn đã mất số tiền đó, nó sẽ không trở lại. Bỏ tiền mới vào chiếc xe cũ chưa chắc đã khiến nó hoạt động tốt hơn, nhưng dùng số tiền đó mua một chiếc xe mới biết đâu lại tốt hơn rất nhiều. Việc cân nhắc quyết định trong những trường hợp này rất khó và thậm chí còn khó hơn khi bạn đánh giá một khoản đầu tư.
Vì vậy, làm thế nào để bạn tránh bẫy chi phí chìm? Trước tiên bạn cần có cái nhìn khách quan, tránh thiên vị. Tránh đầu tư dựa quá nhiều vào lý trí cũng có thể giúp bạn nhận ra những dấu hiệu cho thấy bạn đang rơi vào bẫy chi phí chìm.
Một số cách bạn có thể tránh bẫy chi phí chìm bao gồm:
Phân tích kỹ khoản đầu tư của bạn:
Hãy phân tích kỹ khoản đầu tư xem có điều gì cần lưu ý không? Nếu các nguyên tắc đầu tư cơ bản không ổn, có thể đã đến lúc cắt lỗ và đầu tư khoản khác.
Tạo chiến lược đầu tư:
Một trong những cách tốt nhất để tránh các vấn đề về danh mục đầu tư là tạo một chiến lược đầu tư. Một kế hoạch đầu tư tốt có thể là một kế hoạch dự phòng, giúp bạn đánh giá danh mục đầu tư của mình theo cách giảm thiểu tối đa khả năng có chi phí chìm.
Xem lại danh mục đầu tư của bạn thường xuyên:
Thiết lập thời gian để xem xét danh mục đầu tư thường xuyên là một phần của chiến lược đầu tư. Đối với hầu hết các nhà đầu tư, một hoặc hai lần một năm là đủ. Xem xét các khoản đầu tư của bạn, xác định cái nào đang hoạt động kém hiệu quả và tìm ra cái nào bạn có thể bán. Thu hoạch những tổn thất đầu tư chưa được công nhận trước đó để bù đắp các khoản thuế phải trả do thu nhập và lợi nhuận khác của bạn.
Cân nhắc các loại lệnh đầu tư khác nhau để hạn chế thua lỗ:
Cuối cùng, nếu bạn thường xuyên giao dịch, hãy cân nhắc sử dụng các lệnh giới hạn hoặc lệnh dừng để giúp bạn giảm lỗ. Với sự trợ giúp của chiến lược đầu tư, hãy xem xét khoản đầu tư nào có ý nghĩa đối với bạn và sử dụng các lệnh đầu tư để kích hoạt đầu tư tự động tại một số điểm nhất định.
Thật không may là con người không thể loại bỏ hoàn toàn bẫy chi phí chìm trong đầu tư. Tuy nhiên, nếu chúng ta luôn xem xét đến các chi phí biến đổi theo tình hình tài chính hiện tại và tương lai trước khi đưa ra quyết định, thì ta có thể hạn chế tối đa bẫy chi phí chìm. The Mastro chúc bạn thành công!