Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
Tiêu điểm Sự kiện

Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm, liệu một cuộc suy thoái kinh tế sẽ xảy ra vào năm 2022 hoặc 2023?

Chúng ta đều biết, sự xuất hiện của Đại dịch covid-19 đã làm điêu đứng nền kinh tế của nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Anh và Khu vực đồng euro (Eurozone). Giá cả tăng cao kỷ lục do đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thúc đẩy nhu cầu hàng hóa.

Mới đây, cuộc xâm lược Nga ở UKraine càng làm trầm trọng thêm những vấn đề này bởi Nga và Ukraine cung cấp một lượng lớn khí đốt, dầu mỏ, lúa mì, phân bón và các nguyên liệu khác trên toàn cầu, đẩy giá năng lượng và lương thực tăng cao, đặc biệt ở châu Âu.

Và thế là, một vấn đề nóng bỏng đang được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn kinh tế trong và ngoài nước: Đó là nguy cơ suy thoái kinh tế.

Tại Mỹ – Đầu tàu kinh tế của thế giới, một cuộc khảo sát từ Allianz Life cho thấy khoảng 6/10 người Mỹ lo ngại rằng một cuộc suy thoái kinh tế lớn đang “cận kề”.

Lý do cho sự lo lắng của người Mỹ rất rõ ràng: Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch xuất hiện hai năm trước, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm khi GDP quý 1/2022 giảm 1,4%; lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm và thị trường chứng khoán thì lao dốc không phanh.

Người Mỹ đang phải đối diện với rất nhiều vấn đề ập đến túi tiền của họ: Lạm phát siết chặt chi tiêu của các hộ gia đình khi giá khí đốt và thực phẩm tăng vọt, các doanh nghiệp gặp khó khăn do sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và chi phí vay vốn gia tăng.

Các nhà kinh tế Phố Wall đều đã dự báo trước về một cuộc suy thoái kinh tế, vấn đề là họ đang tranh cãi nó sẽ xảy ra vào thời điểm nào, cuối năm nay hay đầu năm sau.

Lạm phát kèm đình trệ – Cơn ác mộng đối với nền kinh tế Mỹ

Để theo dõi sức khỏe của một nền kinh tế, người ta thường tập trung vào ba chỉ số kinh tế vĩ mô lớn bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.

GDP – hay tổng sản lượng của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra, cho thấy nền kinh tế tổng thể đang vận hành thế nào. Tỷ lệ thất nghiệp cho biết về tình hình thị trường việc làm, còn lạm phát đo lường sự chuyển động của giá cả.

Bình thường, các chỉ số này sẽ có sự đánh đổi và thỏa hiệp với nhau, chúng không đi cùng hướng: Nền kinh tế sẽ khó có tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp thấp mà không phải chịu tác động của lạm phát. Ngược lại, nếu chính phủ cố giữ cho mức lạm phát thấp thì thường kìm hãm sự phát triển của GDP và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Trước những năm 1970, các nhà kinh tế thường không tin rằng có thể xảy ra tình trạng lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đều tăng cao trong một nền kinh tế trì trệ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ và Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đang phải đối diện với một tình huống “tiến thoái lưỡng nan” như thế này: Cả lạm phát cao và nền kinh tế trì trệ đều đang tồn tại (hay còn gọi là lạm phát – đình trệ).

Lạm phát – đình trệ đồng nghĩa với việc thất nghiệp và giá cả tăng cao song hành với nhau, người dân Mỹ đặc biệt là những người nghèo khổ đang phải trải qua những ngày “nóng như lửa đốt”.

Vậy tại sao Mỹ lại rơi vào tình trạng này?

Các nhân tố đứng sau sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ trong 3 tháng đầu có thể kể đến như: Xuất khẩu của Mỹ giảm, dự trữ hàng hóa giảm, chi tiêu của chính phủ giảm… Đồng thời, nhập khẩu tại Mỹ trong quý I lại tăng vọt do đứt gãy chuỗi cung ứng. Có thể thấy, thâm hụt thương mại đã đóng góp phần lớn vào việc GDP giảm.

Nếu như GDP của Mỹ tăng trưởng âm dường như là một vấn đề khách quan, chịu tác động của hoàn cảnh thì mức lạm phát cao lại không phải như vậy.

Theo đó, gần nhất, vào tháng 3/2020, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tung ra chương trình nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) không giới hạn. Hàng nghìn tỷ USD từ FED cuồn cuộn chảy vào hệ thống ngân hàng và nền kinh tế thông qua các chương trình cho vay và mua trái phiếu quy mô lớn.

Bảng cân đối kế toán của FED tăng sốc từ khoảng 4.200 tỷ USD vào tháng 2/2020 lên 7.200 tỷ USD vào tháng 6 cùng năm. Sau đó, mỗi tháng FED đều đặn bơm thêm hơn 100 tỷ USD ra thị trường và quy mô tổng tài sản của Fed đạt 8.757 tỷ USD vào cuối năm 2021. Có chuyên gia kinh tế đã cho rằng, FED đã mở ra cánh cửa của ma quỷ và lạm phát dường như là hệ quả tất yếu.

Bảng cân đối kế toán của FED từ năm 2008 - 2021
Bảng cân đối kế toán của FED từ năm 2008 – 2021

Thế “lưỡng nan” của FED – Rủi ro của một cuộc suy thoái vào năm 2022, 2023

Lạm phát kèm suy thoái là “cơn ác mộng”  đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Đây là vấn đề kinh tế không dễ giải quyết đối với các nhà hoạch định chính sách mà ở đây là tổng thống Joe Biden và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Nếu FED tăng lãi suất để giảm lạm phát thì sẽ làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, gây gián đoạn khoản vay và đầu tư, tổn hại đến hoạt động kinh tế và tăng trưởng. Trong khi đó, chính sách tiền tệ nới lỏng có nguy cơ đẩy giá lên cao hơn.

Hiện Fed đã chọn cách chế ngự lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ qua bằng cách tăng lãi suất lớn nhất trong 20 năm. Các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng hành động này của FED sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề:

  • Tiêu biểu như Matthew Luzzetti, nhà kinh tế của Deutsche Bank lưu ý Fed khó có thể giúp nền kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm”, thay vào đó, chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
  • Ngoài ra, nhà kinh tế Mark Zandi của hãng phân tích Moody’s Analytics cũng từng nhận định với hãng CNN rằng có ít nhất 33% khả năng kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới.
  • Goldman Sachs cũng đưa ra dự báo tương tự, với tỷ lệ rơi vào suy thoái lên tới 35%

Cuối cùng, chúng ta phải cảnh giác, điều gì sẽ xảy ra nếu kinh tế Hoa Kỳ mất kiểm soát? Đó là những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng Mỹ Latinh những năm 1980 và 1990.

Và một điều đáng lưu ý nữa, lạm phát cao kèm theo đình trệ là điều mà không chỉ Hoa Kỳ mà nhiều nước như Anh và Khu vực đồng euro (Eurozone), bao gồm cả các nước khu vực Châu Á của chúng ta đều phải đối diện trong giai đoạn hiện nay.


Tin liên quan

Những thương vụ thâu tóm “hố nhất” trong giới công nghệ. Kẻ khóc, người cười?

Những phi vụ mua bán sáp nhập (M&A) đình đám được kỳ vọng sẽ tạo ra bước tăng trưởng đột phá cho cả hai bên. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó đã nhanh chóng thất bại thảm hại. Thảm họa mua bán, sáp nhập của các ông lớn như...
Vũ Anh

Vụ Call Margin chấn động nhất trong lịch sử giới tài chính: Mất 20 tỷ USD trong 2 ngày

Vụ sụp đổ của công ty đầu tư tư nhân Archegos Capital Management có danh mục đầu tư lên đến 100 tỷ USD được coi là sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử tài chính hiện đại. Nhân vật trung tâm của sự kiện là ông Bill Hwang, nhà...
Vũ Anh

Tiệm bánh 1020 năm tuổi chỉ bán 1 sản phẩm duy nhất, bí quyết nào vượt mọi khủng hoảng?

Giữa thời đại công nghệ hối hả khi mọi thứ đều diễn ra nhanh chóng theo quy luật sớm nở tối tàn, thì tại đất nước Mặt trời mọc Nhật Bản lại có một tiệm bánh “sừng sững trường tồn” qua hơn 1000 năm tuổi. Việc nó xuất sắc vượt...
Vũ Anh

Thương vụ lừa đảo lớn nhất Singapore, gây chấn động giới nhà giàu

Bằng một chiêu thức không hề tinh vi, thậm chí đã cũ, cựu kiểm toán viên KPMG Ng Yu Zhi đã lừa hơn 1 tỷ USD của giới nhà giàu ở Singapore… Khi bị bắt, nạn nhân của Ng Yu Zhi là những công dân ưu tú bậc nhất ở...
Vũ Anh

Rửa tiền NFT là gì? Phi vụ rửa tiền NFT lớn nhất thế giới

Xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2017, tài sản số NFT đang thực sự bùng nổ vào năm 2021 và 2022. Nhiều tác phẩm nghệ thuật được bán với giá hàng triệu USD, nhiều ngôi sao nổi tiếng, lãnh đạo doanh nghiệp cũng đua nhau tham...
Vũ Anh

Vụ trộm ngân hàng lớn nhất thế kỷ 21 – ly kì như phim Hollywood

Nguỵ trang dưới vỏ bọc cửa hàng cây cảnh, hơn 30 đạo chích thuê căn hộ cạnh ngân hàng Trung ương Brazil, lên kế hoạch đào hầm suốt 3 tháng và trót lọt cuỗm đi 3,5 tấn tiền mặt. Số tiền kỷ lục bị đánh cắp mà không bị phát...
Vũ Anh