Kinh tế lượng là sự kết hợp giữa khoa học kinh tế, thống kê học và toán kinh tế. Mục đích chính của môn khoa học này là xây dựng các mô hình kinh tế và kiểm tra xem chúng đưa ra kết quả giống hay trái ngược với lý thuyết kinh tế. Tìm hiểu khái niệm và mô hình Kinh tế lượng qua bài viết dưới đây!
Kinh tế lượng là gì?
Kinh tế lượng (Econometrics) là một chuyên ngành trong kinh tế học, nghiên cứu, đo lường và ước lượng về mặt thống kê mối quan hệ giữa các biến số kinh tế. Vì vậy chuyên ngành này còn được gọi là kinh trắc – đo lường kinh tế.
Các ứng dụng của kinh tế lượng
Ước lượng quan hệ kinh tế
- Trực tiếp đo lường mức độ tác động của việc hạ lãi suất lên tăng trưởng kinh tế.
- Tính toán, ước lượng nhu cầu của một sản phẩm cụ thể, ví dụ nhu cầu xe hơi tại thị trường Việt Nam.
- Phân tích tác động của khuyến mãi và quảng cáo lên doanh số của một công ty.
Kiểm chứng các nhận định, các giả thiết
Dự báo
- Giúp dự báo doanh thu, chi phí sản xuất, lợi nhuận, nhu cầu tồn kho… của các doanh nghiệp
- Dự báo mức thâm hụt thương mại, lạm phát, thâm hụt ngân sách,…
- Dự báo giá một loại cổ phiếu cụ thể hoặc chỉ số VN Index.
Mô hình kinh tế lượng (Econometric Model) là gì?
Mô hình kinh tế lượng là mô hình toán học có các tham số nhất định được ước lượng bằng các phương pháp kinh tế lượng, trên một lĩnh vực, bộ phận hoặc toàn bộ nền kinh tế.
Các mô hình kinh tế phổ biến nhất thì thường được sử dụng để đánh giá chính sách kinh tế. Ví dụ, một mô hình chi tiêu dựa trên thu nhập có thể được sử dụng để xem mức tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào các mức thu nhập giả định khác nhau hay chỉ một trong số đó ( điều này phụ thuộc vào chính sách tài khóa).
Trong kinh tế lượng nói riêng và các số liệu thống kê nói chung, các đại lượng được phân tích luôn được giả định là các biến ngẫu nhiên. Một mô hình kinh tế lượng là một tập hợp các phân bố xác suất hợp của các biến được nghiên cứu. Phần lớn các mô hình kinh tế lượng được sử dụng để nghiên cứu các phương pháp lựa chọn mô hình, ước tính và thực hiện suy luận.
Các phương pháp của kinh tế lượng
Phương pháp thống kê
Phân tích hồi quy (Regression Analysis) là phương pháp thống kê quan trọng nhất trong môn kinh tế lượng do các nhà kinh tế lượng không có cơ hội tiến hành các thử nghiệm kèm kiểm soát. Họ thường tìm cách làm sáng tỏ các thực nghiệm tự nhiên khi thiếu bằng chứng từ các thực nghiệm có kiểm soát. Nhờ các mô hình kinh tế lượng, vấn đề các dữ liệu quan sát chệch do thiếu biến và các vấn đề khác đều được giải quyết rõ ràng về mặt thống kê.
Cơ sở dữ liệu
Chuỗi thời gian (time series), dữ liệu chéo (cross-sectional analysis), dữ liệu mảng (panel data) và dữ liệu mảng đa chiều là những dạng cơ sở dữ liệu được áp dụng trong kinh tế lượng.
- Chuỗi thời gian là tập hợp những quan sát, đo lường của một biến số (VD: tỷ lệ thu hồi vốn) trong các khoảng thời gian liên tiếp nhau (VD: 20 năm).
- Trong khi Cross-sectional là tổng hợp nghiên cứu của nhiều cá thể cùng đặc tính tại một thời điểm (ví dụ thu nhập của 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội cuối năm 2021).
- Dữ liệu mảng (panel data) là phương pháp đo lường kết hợp của cả chuỗi thời gian và của cross-sectional nên thường được gọi là dữ liệu hai chiều. Dữ liệu mảng đa chiều là tập hợp các quan sát theo dạng mảng, theo thời gian và có trường hợp theo một số chiều thứ ba. Ví dụ cơ sở dữ liệu của việc Nghiên cứu tình hình phát triển của Doanh nghiệp, bao gồm rất nhiều chiều (thu nhập, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn…) theo thời gian.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất về kinh tế lượng, các phương pháp cũng như ứng dụng của mô hình kinh tế lượng. Theo dõi The Mastro để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về kinh tế nhé!