Thứ Bảy, Tháng Sáu 10, 2023
Kiến thức kinh doanh Kinh tế

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn

kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn

Mở cửa hàng tạp hóa kinh doanh tốt và có lãi là mong muốn cho tất cả những người lựa chọn theo đuổi mô hình này. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công một cách dễ dàng. Bài viết này sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn

Mở cửa hàng tạp hóa

Mở cửa hàng tạp hóa là hình thức kinh doanh dễ thấy ở Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn. Cửa hàng tạp hóa cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày gồm các mặt hàng như: 

  • Thực phẩm chủ yếu là đồ khô
  • Đồ uống
  • Hóa mỹ phẩm
  • Đồ gia dụng giá trị nhỏ
  • Đồ dùng sinh hoạt cá nhân
  • Văn phòng phẩm
  • ….

Tùy theo số vốn mở cửa hàng tạp hóa từ vài chục triệu đến vài trăm triệu hoặc lên tới hàng tỷ đồng, mà quy mô kinh doanh tăng từ rất nhỏ – nhỏ – trung bình – lớn – rất lớn. 

Mở cửa hàng tạp hóa tự chọn

Mở cửa hàng tạp hóa tự chọn là mô hình hiện đại hơn so với cửa hàng tạp hóa thông thường

  • Quy mô thường ở mức trung bình tới lớn.
  • Cách bày trí và niêm yết giá thuận tiện đầy đủ để khách hàng có thể tự mình so sánh lựa chọn mà cần ít sự tư vấn của nhân viên bán hàng, cũng ít phải hỏi về giá.
  • Mặt hàng đa dạng và đầy đủ hướng tới việc tiết kiệm thời gian tối đa cho khách hàng. 
  • Ngoài các mặt hàng cơ bản như ở các cửa hàng tạp hóa thông thường, sẽ bán cả gạo, thịt cá bảo quản lạnh và rau củ quả. Có nơi bán cả đồ ăn nhanh phục vụ tại quầy.
  • Cửa hàng tạp hóa tự chọn thường trang bị hệ thống quản lý bán hàng hiện đại. 
  • Có thể có dịch vụ giao hàng tận nơi trong phạm vi vài km.
    ví dụ về mô hình tạp hóa tự chọn
      Circle-K – ví dụ về mô hình tạp hóa tự chọn – mô hình tạp hóa hiện đại

Mở cửa hàng tạp hóa tự chọn sẽ có cơ hội gì

Ngành hàng cơ bản và nhu cầu ổn định

Hàng tạp hóa thuộc loại hàng thiết yếu ai cũng có nhu cầu sử dụng. Cho dù kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới các mặt hàng xa xỉ nhưng cửa hàng tạp hóa vẫn giữ được doanh số hoặc chỉ sụt giảm chút ít.

Tiềm năng kinh doanh lâu dài ổn định: không phải ngành hàng theo xu hướng nên bạn có thể kỳ vọng khi có một lượng khách quen thì sẽ thu được lợi nhuận đều đều.

cơ hội kinh doanh của mô hình tạp hóa tự chọn
Cơ hội kinh doanh của mô hình tạp hóa tự chọn

Xu hướng có khả năng phát triển

Người tiêu dùng ngày càng bận rộn và thiếu thời gian. Khách hàng muốn một địa điểm có thể cung cấp cho họ đầy đủ các sản phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày một cách nhanh chóng. 

Quầy tạp hóa nhỏ lẻ có thể không phong phú đa dạng mặt hàng, mà người dùng ngại đi hết nơi này tới nơi khác mới mua đủ hết cho danh sách đã lên sẵn. 

Đối với các siêu thị lớn, vì khoảng cách địa lý và việc gửi xe, lấy xe, ra vào cũng khá mất thời gian nên không phải ai cũng tới để mua sắm hàng ngày hay hàng tuần được.

Tiềm năng của mô hình kinh doanh này là khá lớn.

Thách thức và rủi ro của mô hình tạp hóa tự chọn

Lợi nhuận ngành hàng mỏng

Lợi nhuận khi mở cửa hàng hàng tạp hóa khá mỏng, chỉ từ 3-10% cho mỗi mặt hàng. Do đó, nếu không kiểm soát tốt để hàng hóa bị hỏng, hết hạn, mất mát, tính nhầm số lượng, giá,…hoặc tình trạng cửa hàng vắng khách, bán không chạy hàng, dẫn đến không bù đắp được chi phí, thì sẽ có khi thua lỗ.

Tính cạnh tranh cao

Mặt hàng là phổ thông, không cần có chuyên môn cao cũng mở bán được. Yêu cầu vốn ban đầu không lớn – chỉ tầm 300-500 triệu đồng. Do đó tính cạnh tranh khá cao. 

Rất có thể, vào một ngày đẹp trời, khi bạn đang ăn nên làm ra thì bỗng nhìn thấy ở đằng kia mọc thêm một “chiếc cửa hàng” mới, làm cho miếng bánh doanh thu của bạn bị nhỏ đi đáng kể.

Sự cạnh tranh còn đến từ các thương hiệu lớn đầu tư bài bản và chuyên nghiệp.

Cạnh tranh từ xu hướng phát triển của mô hình cửa hàng tạp hóa  online.

Rủi ro trong kinh doanh cửa hàng tạp hóa tự chọn
Kinh doanh cửa hàng tạp hóa tự chọn cũng phải đối diện với nhiều rủi ro

Đòi hỏi sự kiên trì và bền bỉ

Việc vận hành cửa hàng tạp hóa tự chọn sẽ chiếm của bạn rất nhiều thời gian và đòi hỏi kiên trì.

Nếu trực tiếp đứng bán, thì chủ cửa hàng sẽ bận từ sáng sớm tới tối khuya. Ngay vào giờ nghỉ trưa, có thể sẽ có khách vào mua chỉ một vài thứ đồ lặt vặt mà họ cần ngay, và việc của bạn là bật dậy để thanh toán. Sẽ hầu như không có ngày nghỉ, vì cửa hàng phải mở cả các ngày cuối tuần. Cần duy trì sức khỏe để “chạy marathon” mỗi ngày, phục vụ khách hàng đều đặn, liên tục. 

Thách thức khác

Trường hợp phải thuê người bán, thì khâu đào tạo quản lý nhân viên cũng là một vấn để nổi cộm. Ở vị trí làm chủ và làm công ăn lương cách tiếp cận với khách hàng rõ ràng sẽ rất khác. Bạn sẽ phải nghĩ ra cách đảm bảo nhân viên của mình trung thực, nhiệt tình chu đáo với khách hàng.

Nếu như phải thuê cửa hàng, thuê cả nhân viên bán hàng, dẫn tới chi phí lớn. Thì đó là một bài toán cần tính kỹ nếu muốn khởi nghiệp bằng mô hình kinh doanh này. 

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn

Việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa tự chọn rõ ràng cũng có những điểm thách thức mà bạn cần phải đối mặt. Do đó hãy tham khảo trước các kinh nghiệm để tránh phải các vấp váp không đáng có nhé.

Kinh nghiệm 1: Cần nghiên cứu thị trường, tìm vị trí thích hợp và lên chiến lược kinh doanh

Dù là bạn định kinh doanh tại nhà hay xác định đi thuê cửa hàng, thì kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn đầu tiên là cần trả lời được các câu hỏi:

Lượng dân cư quanh khu vực có đủ đông đúc hay không? 

Tổng số hộ gia đình ở trong khu vực định mở cửa hàng trong bán kính 0,5-0,7km trở lại, giả sử phần lớn họ mua hàng ở các cửa hàng gần nhà thì sẽ tiêu thụ tổng lượng hàng hóa là bao nhiêu một tháng? 

Xung quanh đã có nhiều cửa hàng hay chợ để đáp ứng nhu cầu hay chưa?

Mặt bằng thu nhập và trình độ văn hóa có tương đối khá hay không? (thì mới phù hợp với mô hình tạp hóa tự chọn) 

Không giống như bán hàng ăn đặc sản, dù xa mấy khách hàng cũng phải tìm tới. Hàng tạp hóa thì mục tiêu phục vụ người dân xung quanh là chính, do đó bạn không thể mở ở nơi vắng vẻ ít người qua lại.

Mặt khác, nếu tập trung vào khu vực rất đông dân cư nhưng đã có các cửa hàng tạp hóa khác rồi, thì còn cơ hội cho cửa hàng mới không?

Người định kinh doanh cửa hàng tạp hóa tự chọn cần khảo sát người dân sống tại đó về thói quen tiêu dùng:

Các cửa hàng tạp hóa và chợ lân cận đã đáp ứng được nhu cầu của họ như thế nào,về sự đầy đủ mặt hàng, chất lượng, giá, dịch vụ,…?

Nếu như họ không mua tất cả những nhu yếu phẩm ở quanh khu vực sống mà mua ở nơi khác thì lý do là gì? 

Họ mong đợi về sự hiện diện của một cửa hàng tạp hóa tự chọn mới ở trong khu vực không? Và các yếu tố nào sẽ thỏa mãn được mong đợi của họ?

kinh nghiệm thứ 1 kinh doanh tạp hóa tự chọn là nghiên cứu thị trường và lên chiến lược
Kinh nghiệm thứ nhất cho việc mở kinh doanh tạp hóa tự chọn là nghiên cứu thị trường và lên chiến lược

Bạn có thể trực tiếp tới mua hàng nhiều lần của đối thủ sẽ cạnh tranh để đánh giá ưu nhược điểm. Quan sát các cửa hàng đó vào ngày thường và ngày cuối tuần, trong một thời gian đủ dài, để đánh giá được số lượt khách ra vào và lượng hàng hóa tiêu thụ được.

Vị trí kinh doanh và chiến lược lý tưởng là bạn cần tìm ra được một khu vực mà nhu cầu khách hàng chưa được thỏa mãn đầy đủ. Điều gì sẽ cần thực hiện tốt khiến khách hàng dừng chân, chuyển sự chú ý tới cửa hàng của bạn? Điều gì tạo sự khác biệt để khách hàng sẽ gắn bó dài lâu?

Về phía chủ quan, bạn cần đánh giá khả năng, liệu bạn có thể thực thi tốt các giải pháp đó hay không? Nếu có thể được, và bạn yêu thích với ngành dịch vụ, thì hãy bắt tay vào làm thôi.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn 2: Thuê mặt bằng

Nếu như có cơ sở sẵn để kinh doanh tại nhà, mà thị trường khu vực nhà bạn ở rất tiềm năng, thì đó là một lợi thế. Bạn sẽ không bị áp lực tiền thuê nhà cũng như chủ nhà đòi nhà trước thời hạn. 

Trường hợp phải đi thuê: Giả sử bạn tìm được khu vực kinh doanh có vẻ phù hợp rồi. Bước tiếp theo là cần tìm điểm thuê được dài hạn và ổn định với mức giá hợp lý. 

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn 2: thuê mặt bằng kinh doanh
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn 2: thuê mặt bằng kinh doanh

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn tiếp theo cho bạn là về việc thuê mặt bằng, sẽ cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Thường mức thuê nhà để kinh doanh tạp hóa tự chọn sẽ tùy thuộc diện tích, vị trí, dao động tầm 10 – 25 triệu đồng/tháng cho căn nhà tầm 30m2 đến 100m2. 
  • Lên bản vẽ thiết kế giá kệ từ trước đó, dự tính số lượng hàng hóa trưng bày, hàng hóa lưu kho, bạn thử xem có thể áp dụng cách làm giá kệ thông minh hay không? Bằng cách này thì có thể giảm diện tích cửa hàng cần thuê để giảm chi phí.
  • Cửa hàng dự định thuê cần đảm bảo thông thoáng, cao ráo để bảo quản hàng hóa được tốt. Chất lượng nhà cũng phải tốt tránh thấm nước, hắt nước, hay ngăn được chuột bọ vào phá.
  • Cửa hàng thuê cần thuận tiện cho khách hàng đi xe máy tới, có chỗ để xe.
  • Ký hợp đồng cần để thời hạn dài: Tránh trường hợp đang kinh doanh quen khách rồi chủ lại đòi nhà. Vì bạn cần điều này hơn họ, họ cũng dễ dàng cho thuê với người khác, cho nên bạn cần đàm phán rõ ràng về thời hạn thuê.  Hỏi về việc họ thực sự có thể cho thuê lâu dài hay không? Mức giá tăng mỗi năm không quá bao nhiêu phần trăm. Nên để trong điều khoản về việc nếu đòi nhà sớm trước thời hạn thì sẽ bị phạt tương đối nhiều. Thậm chí nếu chủ nhà khó khăn thì bạn có thể chấp nhận thuê ở mức giá cao lên một chút để đổi lấy sự ổn định. Nên chọn chủ nhà có thiện chí vì nó cũng ảnh hưởng khá lớn tới kế hoạch kinh doanh của bạn. Nếu không chắc chắn được về thời gian cho thuê bạn không nên tiếc mà nên tìm một địa điểm khác.

Kinh nghiệm 3: Cân đối về nguồn vốn

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa 3 là cân đối nguồn vốn
Kinh nghiệm số 3 dành cho chủ cửa hàng tạp hóa tự chọn là cân đối nguồn vốn

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn tiếp theo là bạn phải lên dự toán chi tiết và chính xác về các khoản cần chi:

  • Chi phí thuê nhà cho một khoảng thời gian
  • Chi phí mua sắm trang thiết bị: Biển hiệu, Giá kệ, quầy bán hàng, điều hòa, tủ lạnh, tủ đông, camera, máy tính tiền, máy in hóa đơn, chi phí Marketing…
  • Chi phí vận hành hàng tháng: Tiền thuế nộp cho nhà nước, tiền điện, nước, phí dịch vụ, Internet, thuê nhân viên,…
  • Chi phí nhập hàng ban đầu: Bạn định nhập hàng số lượng bao nhiêu, các mặt hàng gì thì cần được tính toán ra con số cụ thể.
  • Dự trù tiền thuê nhà và chi phí vận hành trong tối thiểu 3-6 tháng, trường hợp chưa quen khách giai đoạn đầu nên quay vòng vốn chậm. Tất nhiên khoản dự trù này càng dài thì bạn càng an tâm hơn.
  • Thông thường một cửa hàng tự chọn để set-up đi vào vận hành sẽ tốn ít nhất 300-500 triệu đồng

Kinh nghiệm 4: Chọn nguồn hàng uy tín và giá rẻ, lên kế hoạch nhập hàng hợp lý

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn này là cực kỳ quan trọng. Nguồn hàng uy tín chất lượng giá tốt là điểm mấu chốt trong kinh doanh. Mức lợi nhuận ngành khá mỏng và phần chính đến từ chênh lệch giá bán giá mua. 

Ngoài ra bạn có thể nhận thêm một khoản không lớn từ: chiết khấu của nhà cung cấp khi đạt mức doanh số, tiền hoa hồng khi sắp xếp hàng hóa với thương hiệu của người bán ở vị trí trung tâm, tiền bán bao bì sản phẩm sau khi bóc ra. 

Thế nên, việc bạn bỏ công “cày xới”, “lùng sục” để tìm cho ra những nhà cung cấp hợp lý nhất sẽ mang lại giá trị xứng đáng.

kinh nghiệm số 4 khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa tự chọn là tìm nguồn hàng nhập uy tín giá rẻ
Kinh nghiệm số 4 khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa tự chọn là tìm nguồn hàng nhập uy tín giá rẻ

 

Ngày nay, các mô hình tạp hóa tự chọn hướng đến phân khúc khách hàng thu nhập trung bình khá trở lên. Do đó nguồn hàng cần đảm bảo chất lượng.

Có thể bạn nghe đâu đó gợi ý việc nhập hàng từ chợ đầu mối, từ các mối hàng tìm kiếm trên internet,  từ làng nghề sản xuất. Tuy nhiên rất khó để đảm bảo hàng nghiêm và chất lượng ổn định.

Do đó, bạn có thể cân nhắc  nhập hàng từ:

  • Các siêu thị bán buôn có tên tuổi 
  • Từ các đại lý tạp hóa cấp 1 lớn, uy tín, lâu năm và có đông khách hàng. 
  • Trực tiếp từ hãng sản xuất cho dù ban đầu với doanh số nhỏ bạn sẽ không có được nhiều ưu đãi chiết khấu.
  • Các mối hàng nhập khẩu kiểm soát được nguồn gốc.
  • Hiện nay có một số doanh nghiệp lớn triển khai phần mềm hỗ trợ chủ cửa hàng tạp hóa trong khâu nhập hàng, bạn nên tham khảo. Ví dụ: Ứng dụng Vinshop của Vingroup hỗ trợ chủ cửa hàng tạp hóa nhập hàng khá thuận tiện và nhanh chóng.  

Kinh nghiệm cho chủ cửa hàng tạp hóa tự chọn 5: Thiết kế sắp đặt cửa hàng, bày trí, bảo quản hàng hóa

Thiết kế cửa hàng tạp hóa tự chọn là rất là quan trọng. Kinh nghiệm dành cho bạn là nên tham khảo nhiều mẫu ở nhiều nơi rồi hãy quyết định phương án cuối cùng. Có điều kiện bạn nên tìm một đơn vị thiết kế cửa hàng, biển hiệu và cung cấp giá kệ chuyên nghiệp.

Thiết kế mặt tiền cửa hàng cần nổi bật, hấp dẫn, thu hút người qua lại bước vào cửa hàng của bạn. 

Một cái tên hay ấn tượng dễ đọc dễ nhớ để khách hàng nhớ tới cửa hàng của bạn lâu hơn.

Thiết kế trang trí bên trong cửa hàng nên đồng bộ với bên ngoài theo một phong cách và đồng bộ.

Các giá kệ bố trí khoảng cách, chiều cao hợp lý để khách hàng có lối đi lại thoải mái, quan sát được hàng hóa dễ dàng, cũng như người bán dễ lấy xuống sản phẩm.

kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn số 5 là trang trí cửa hàng và sắp xếp hàng hóa
Trang trí, sắp xếp cửa hàng và bày trí bảo quản hàng hóa hợp lý rất có ý nghĩa khi kinh doanh ngành hàng này

Tuân thủ nguyên tắc sắp đặt hàng hóa khoa học: 

  • Phân loại theo ngành hàng, nhóm hàng, nhãn hiệu xếp gần nhau.
  • Hàng to ở trong, nhỏ ở ngoài
  • Hàng to xếp dưới, nhỏ xếp trên
  • Hàng hạn cũ hơn xếp ở ngoài, hàng mới hơn xếp ở trong
  • ….

Hàng hóa cần được bảo quản tốt tránh các nguy cơ:

  • Ẩm ướt, không thông thoáng, ánh sáng chiếu trực tiếp, sẽ làm giảm chất lượng.
  • Chuột, gián, bọ, động vật khác vào cắn bao bì sản phẩm 
  • Nguy cơ rơi đổ vỡ rách hàng hóa

Kinh nghiệm 6: Quản lý cửa hàng và hàng hóa

Bán hàng tạp hóa tự chọn với hàng trăm mặt hàng trong đó có nhiều món hàng nhỏ. Điều này đặt ra bạn sẽ cần kinh nghiệm về:

  • Quản lý số lượng hàng hóa
  • Hạn chế mất mát, nhầm lẫn
  • Theo dõi hạn sử dụng
  • Nhập gối đầu kịp thời khi hàng sắp hết
  • Theo dõi hàng bán chạy hay không và hiệu quả lợi nhuận đem lại
  • ….
lắp camera quan sát tại cửa hàng tạp hóa tự chọn
Lắp camera quan sát tại cửa hàng tạp hóa tự chọn là một giải pháp hữu hiệu để quản lý

Kinh nghiệm là nên trang bị hệ thống camera giám sát, đặt ở:

  • Nhiều vị trí trong cửa hàng để quan sát được toàn bộ nhất là các góc khuất
  • Camera ở khu vực thanh toán hạn chế vấn đề nhầm lẫn hàng và tiền
  • Camera bên ngoài cửa hàng để theo dõi được xe và tài sản của khách cũng như các đối tượng tiêu cực. 

Bạn nên trang bị một phần mềm quản lý bán hàng tốt, nó sẽ là trợ thủ đắc lực giảm thiểu thời gian và công sức cực kỳ nhiều. Những phương pháp thủ công xưa cũ sẽ không đáp ứng được nhu cầu quản lý hàng hóa một cách chính xác và đầy đủ.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn 7: Đảm bảo dịch vụ khách hàng tốt

Đứng ở vị trí khách hàng, thời đại này họ có quá nhiều sự lựa chọn. 

  • Một khu dân cư tương đối đông đúc chắc chắn sẽ có trên một cửa hàng tạp hóa. Giá cả của các cửa hàng bán sẽ không chênh lệch nhau quá nhiều.
  • Cạnh tranh “thực” đến từ các cửa hàng “ảo” trên internet. Khách hàng của bạn chỉ cần ngồi nhà click chuột và hàng hóa sẽ được ship đến tận cửa. Vậy thì điều gì khiến họ ra khỏi nhà?

Do vậy, kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn quan trọng tiếp theo là: Trong suốt quá trình lên kế hoạch và đưa vào vận hành, bạn cần đặt quyền lợi khách hàng và các trải nghiệm của họ lên hàng đầu, đứng ở vị trí của khách để xem xét vấn đề, cải tiến ngay những điểm bất cập nếu có.

  • Am tường các loại hàng hóa, giá cả để tư vấn cho khách hàng.
  • Lấy hàng đóng gói và xử lý thanh toán nhanh chóng chính xác.
  • Thái độ nhiệt tình chu đáo, nếu có thể duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng thì càng tốt.
  • Nên có dịch vụ chuyển hàng tận nhà cho khách.
Đảm bảo dịch vụ khách hàng tốt là kinh nghiệm rút ra của các cửa hàng tạp hóa thành công
Đảm bảo dịch vụ khách hàng tốt là kinh nghiệm rút ra của các cửa hàng tạp hóa thành công

Kinh nghiệm 8: Thuê và đào tạo nhân viên bán hàng

Trường hợp phải thuê nhân viên bán hàng, thì sau đây là một vài kinh nghiệm đáng lưu ý với chủ cửa hàng tạp hóa tự chọn:

  • Có phương pháp quản lý hàng nhập-xuất-tồn chặt chẽ, để hạn chế tiêu cực.
  • Cơ chế lương thưởng đãi ngộ làm sao kích thích sự chủ động nhiệt tình của họ. Người chủ không nên chỉ trả lương cứng, sẽ tạo tâm lý muốn làm ít việc, cũng không có động lực để họ luôn nở nụ cười với khách hàng. Nên trả lương cứng vừa phải, thêm phần lương kinh doanh tương đối trên doanh số bán hàng, để họ tăng thêm sự trách nhiệm và sáng tạo trong công việc.
  • Hướng dẫn đào tạo nhân viên bài bản và kỹ càng về cách thức bán hàng và tương tác với khách.
  • Định kỳ, bạn có thể nhờ người làm “khách hàng bí mật” tới mua hàng tại chính cửa hàng của mình để kiểm tra sự vận hành khi không có bạn có trơn tru hay không? 

Kinh nghiệm 9: Có các chương trình Marketing phù hợp

Chiến lược Marketing hợp lý là không thể thiếu với bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn cũng vậy, về mảng này, có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Khi mới mở cửa hàng, bạn hãy lên chiến dịch quảng cáo rầm rộ tưng bừng một chút để mọi người chú ý và thu hút họ tới mua sắm.
  • Trong quá trình bán hàng, ngoài phục vụ tốt còn cần phải thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng của mình.
  • Thường xuyên hỏi ý kiến họ về điểm gì họ còn chưa vừa ý và cần cải tiến.
  • Lên các chương trình tri ân khách hàng thân thiết, làm thẻ tích điểm, tặng quà, khuyến mại, giảm giá,…

Trên đây là 9 mục lớn kinh nghiệm để mở cửa hàng tạp hóa tự chọn. Lĩnh vực này nghe qua tưởng đơn giản nhưng thực tế lại không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức và tâm huyết một cách nghiêm túc. Mở cửa hàng cũng Như cách chăm sóc một cái cây non từ khi còn nhỏ xíu, cần kiên trì hàng ngày một thời gian dài, thì bạn mới được đền đáp xứng đáng bằng bóng mát, hoa thơm, trái ngọt.


Tin liên quan

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nếu việc mua một cơ sở kinh doanh hiện tại nghe có vẻ không phù hợp với bạn, bạn có thể phù hợp với quyền sở hữu nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại là gì – và làm thế nào để bạn biết liệu bạn có phù hợp...
Vũ Anh

TOP 8 phần mềm quản lý công việc nhóm miễn phí, có phí hiệu quả

Áp dụng giải pháp công nghệ để quản lý công việc nhóm với hiệu suất tăng gấp nhiều lần và thuận tiện, tại sao không? Công cụ hỗ trợ đắc lực là các phần mềm quản lý miễn phí và có phí phổ biến được nhiều đơn vị sử dụng....
Vũ Anh

10 lý do thất bại trong kinh doanh homestay phổ biến nhất

Kinh doanh homestay thất bại là điều không ai muốn, mặc dù một số người đã khá tâm huyết và dồn tâm sức cùng tiền bạc vốn liếng vào đó. Thực tế khi bắt tay vào làm vẫn cứ…thất bại! Lý do kinh doanh homestay thất bại là do đâu?...
Vũ Anh

Tìm hiểu kinh doanh homestay là gì? Có những đặc trưng gì?

Kinh doanh Homestay vài năm trở lại đây là một xu hướng rất Hot. Có những câu chuyện thành công mà ai nghe cũng mong mình được như “anh ấy” hay “cô ấy”, vì số vốn bỏ ra ít mà thu về vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi...
Vũ Anh

Top ++ cách quảng cáo thương mại điện tử hot nhất 2022

Quảng cáo có rất nhiều hình thức nhằm đưa thông điệp về thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm dịch vụ đến với đông đảo công chúng. Mục tiêu nhằm tăng độ nhận diện và tăng doanh số bán hàng sau mỗi chiến dịch.  Quảng cáo thương mại điện...
Vũ Anh

Chuyên gia thương mại điện tử là gì, có những chức năng gì?

Chuyên gia thương mại điện tử là một nghề hoàn toàn mới và cực kỳ tiềm năng trong bối cảnh ngành này trở thành một ngành công nghiệp ngàn tỷ Đô la và các công ty lớn nhỏ đua nhau tăng tốc trong xa lộ chuyển đổi trực tuyến. Chúng...
Vũ Anh