Cơm tấm là món ăn bình dân nhưng nổi tiếng và rất được ưa chuộng trên khắp cả nước. Kinh doanh cơm tấm cũng là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cho những ai muốn khởi nghiệp với mô hình quán ăn nhỏ. Dành cho những bạn đang có ý định kinh doanh quán cơm tấm, dưới đây là toàn bộ kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm thành công với số vốn nhỏ!
Nguồn gốc của cơm tấm
Cơm tấm là món ăn đặc sản có nguồn gốc từ Sài Gòn và hiện đã có mặt trên mọi miền Tổ quốc. Đây là món ăn có thể dùng vào buổi sáng, trưa hoặc chiều tối đều được. Nguyên liệu nấu cơm tấm chủ yếu từ gạo tấm. Thời xưa cơm tấm được coi là món ăn cứu đói của lao động nghèo vì hạt gạo tấm là những hạt gạo bể, ít nở, còn nguyên cám, ăn no lâu và giá thành rẻ.
Ngày nay, cơm tấm được trình bày trong đĩa gọn gàng, gồm có: cơm tấm, sườn nướng, bì lợn, chả trứng, rau củ, nước chấm, mỡ hành, làm nên món cơm tấm trứ danh. Cơm Tấm ngày nay vùng miền nào cũng có nhưng đậm chất nhất vẫn là ở miền Nam, đặc biệt là của người Sài Gòn.
Kinh nghiệm kinh doanh cơm tấm
Chuẩn bị vốn
- Bạn cần xác định rõ nguồn vốn là bao nhiêu và lập kế hoạch phân bổ số vốn đó cho những khoản chi tiêu cần thiết.
Chi phí cố định: tiền thuê mặt bằng, decor quán, mua bàn ghế, dụng cụ nấu ăn…
Chi phí duy trì: nhập nguyên liệu đầu vào, tiền thuê nhân viên, tiền điện nước, tiền thuê quảng cáo,…
- Cụ thế các loại chi phí bạn có thể tham khảo:
Chi phí mặt bằng: tìm mặt bằng mở quán ở các khu vực có nhiều tòa nhà văn phòng, trường đại học, khu dân cư, chung cư.
Chi phí mua bàn ghế, dụng cụ nấu ăn
Chi phí nguyên vật liệu nấu ăn
Chi phí thuê nhân viên phục vụ: khoảng 3 nhân viên
Chi phí phần mềm quản lý kinh doanh
Chi phí xoay vòng vốn, dự trù trong 2, 3 tháng
Nghiên cứu thị trường
- Nhu cầu khách hàng:
Họ có thường xuyên đi ăn cơm tiệm hay không, đoạn đường có nhiều xe khách di chuyển hay không, xung quanh đã có quán cơm Tấm nào hay chưa.
- Thị trường
Xem xung quanh đã có quán cơm Tấm nào chưa. Trong khu vực định mở quán, việc kinh doanh của các quán ăn khác như bún chả, bún đậu, phở, bánh cuốn như thế nào.
- Đối thủ:
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các quán đối thủ, sự khác biệt và lợi thế của quán so với các quán trong cùng khu vực: quán ăn sạch sẽ, chất lượng món ăn đặc biệt, thái độ phục vụ niềm nở, giá cả phù hợp…
Lên menu cho quán cơm tấm
- Thực đơn cần đa dạng và hấp dẫn
- Thêm đồ ăn kèm, nước uống
Ngoài món cơm tấm truyền thống, biến tấu thêm các món về cơm tấm: Cơm tấm gà rô ti, Cơm tấm bì chả ốp la, Cơm tấm ba chỉ rim.
Tìm nguồn nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu khá dễ kiếm và giá thành tương đối rẻ. Các nguyên liệu chính đều có thể tìm mua ở các chợ đầu mối và chế biến dễ dàng.
Đăng ký giấy phép kinh doanh
- Đến cơ quan có thẩm quyền tại địa phương: khai báo việc kinh doanh của mình và đăng ký giấy phép kinh doanh.
- Xin Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kinh doanh cơm tấm là ý tưởng tuyệt vời với những ai muốn kinh doanh mô hình quán ăn nhỏ. Trên đây là toàn bộ bí quyết mở quán cơm tấm thuận lợi với số vốn ban đầu thấp. The Mastro chúc bạn thành công!