Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
Tài chính Kiến thức tài chính

Kakeibo – Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật

Kakeibo - Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật

Kakeibo là phương pháp quản lý tài chính rất nổi tiếng của người Nhật. Phương pháp quản lý đơn giản này đã giúp mỗi người Nhật tiết kiệm được khoảng 35% chi tiêu của mình trong 1 năm. Vậy Kakeibo là gì và cách áp dụng Kakeibo như thế nào để quản lý chi tiêu hiệu quả nhất? Cùng The Mastro tìm hiểu nhé!

Kakeibo là gì?

Về cơ bản, phương pháp Kakeibo là việc ghi chép kế hoạch chi tiêu chi tiết của gia đình. Kakeibo giúp bạn tìm ra những chi tiêu vô lý, sử dụng tiền hợp lý hơn, ngoài ra có thể dành khoản dư để tiết kiệm thay vì chi tiêu thả ga rồi vướng nợ nần.

 

Cách áp dụng phương pháp Kakeibo

Kakeibo - Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật

 

Để thực hiện phương pháp Kakeibo rất đơn giản, bạn chỉ cần quyển sổ và bút ghi chép lại mọi khoản thu chi. Bạn không cần dùng đến app theo dõi, phần mềm tài chính hay bảng tính excel, bởi việc ghi chép bằng sổ sẽ giúp bạn quan sát kỹ hơn và kiểm soát được thói quen chi tiêu của mình.

1. Chuẩn bị:

Bạn đơn giản chỉ cần chuẩn bị sổ tay bất kỳ và bút

2. Ghi lại khoản thu

Đầu tiên, hãy xác định nguồn thu nhập của bản thân: khoản lương chính, lương phụ ví dụ công việc ngoài, tiền người khác nợ, ngoài ra còn một số khoản thu ngoài khác như lãi tiết kiệm, chứng khoán…

3. Ghi lại khoản chi

Các khoản chi tiêu cố định như: tiền nước, tiền nhà, tiền điện, tiền internet, tiền điện thoại…

4. Số tiền bạn muốn tiết kiệm là bao nhiêu

Ghi chép lại số tiền muốn tiết kiệm vào trang tiếp theo và lấy cất riêng khoản này trước. Hãy cố gắng chi tiêu làm sao không phải sử dụng đến khoản này để chi tiêu vào những tuần kế tiếp.

5 Ghi chép chi tiêu theo những phân loại cụ thể

Bạn cần ghi chép lại tất cả những nguồn thu và nguồn chi của bạn và gia đình, kể cả những thu chi nhỏ nhất và phân loại chúng cụ thể theo 4 mục cơ bản sau:

  • Nhu cầu thiết yếu như: thực phẩm, xăng xe, tiền học phí….
  • Nhu cầu không thiết yếu như: mua đồ xa xỉ, đi nhà hàng sang trọng….
  • Nhu cầu giải trí, tinh thần như: xem ca nhạc, du lịch, đi xem phim….
  • Phát sinh ngoài dự kiến của bạn như: quà tặng, sinh nhật, chi phí sửa chữa, đám tang, đám cưới,…..

6. Tự cam kết cắt giảm chi tiêu không cần thiết

Bạn có thể cắt giảm bớt những khoản chi tiêu không cần thiết cho bản thân, hạn chế những đi ăn nhà hàng sang trọng, chọn nấu cơm ở nhà thay vì ăn ngoài, mua đồ dùng cần thiết thay vì đồ quá đắt tiền

7. Nhìn lại các khoản chi và thu

Vào cuối mỗi tháng bạn hãy xem xét các khoản thu chi của mình, xem mình tiết kiệm được khoảng bao nhiêu. Nếu chi tiêu quá lãng phí, hãy xem xét cắt giảm các khoản không cần thiết và đưa ra điều chỉnh hợp lý cho các tháng tiếp theo

 

Sau khi thực hiện xong tất cả các bước, bạn hãy tự hỏi bản thân mình 4 câu hỏi sau:

  • Bạn đã đạt mục tiêu tiết kiệm tiền trong tháng này chưa?
  • Khoản nào bạn đã tiêu quá nhiều tiền?
  • Bạn có thể tiết kiệm hơn không? Tiết kiệm ở khoản nào?
  • Bạn có thể cải thiện những tháng tiếp theo bằng cách nào?

Nếu đã trả lời được 4 câu hỏi này, chứng tỏ bạn đã hiểu và nắm rõ nền tảng, các cốt lõi của phương pháp Kakeibo. Bên cạnh đó, bạn cũng hiểu hơn về thói quen chi tiêu của bản thân mình và có thể tự đưa ra phương pháp quản lý tài chính cho riêng mình.

 

Mong rằng với những tổng hợp trên, The Mastro đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm phương pháp Kakeibo và cách áp dụng hiệu quả Kakeibo trong quản lý tài chính cá nhân. Chúc bạn thành công!

 

 

Tin liên quan

Cách sử dụng tiền thông minh dành cho sinh viên

Là sinh viên, ai cũng từng trải qua những ngày “mỳ tôm cuối tháng”, lỡ chi quá tay dẫn đến “rỗng ví” cuối tháng. Để The Mastro mách bạn cách sử dụng tiền thông minh, vừa đủ tiêu lại vẫn có khoản tiền kiệm nhỏ hàng tháng.   Lập ngân...
Vũ Anh

Chúng ta học được gì từ thói quen tài chính của thế hệ trước?

Thói quen tài chính thay đổi liên tục qua các thời kỳ, những lời khuyên tài chính từ cha mẹ chúng ta đôi khi không còn đúng. Nhưng dù trải nghiệm có khác nhau, những bài học từ thế hệ đi trước vẫn phần nào giúp ích cho chúng ta...
Vũ Anh

Nên tiết kiệm bao nhiêu phần trăm thu nhập mỗi tháng?

Hơn cả thu nhập hay lợi nhuận đầu tư, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của bạn là yếu tố quan trọng trong việc quản lý tài chính. Vậy tiết kiệm bao nhiêu phần trăm thu nhập mỗi tháng là đủ?   Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng?...
Vũ Anh

4 bước giúp cân đối chi tiêu hiệu quả nhất

Bạn thường xuyên phải đau đầu trong việc cân đối chi tiêu, nhưng thu nhập chỉ đáp ứng đủ chi tiêu 1 tháng và bạn không thể mua thêm những thứ bạn muốn? Khi gặp trường hợp khẩn cấp cần đến tiền bạn phải đi vay mượn? Hay thậm chí...
Vũ Anh

5 bí quyết làm giàu giúp bạn ung dung nghỉ hưu sớm

Sở hữu bí quyết làm giàu để một ngày có thể tận hưởng thời gian của mình như ý muốn, mà không còn áp lực từ công việc hay tiền bạc là mong muốn của rất nhiều người. Nhưng nếu nghỉ hưu ở tầm tuổi 60, bạn có thể không...
Vũ Anh

Top 5 cuốn sách giúp xây dựng và quản lý tài chính cá nhân thông minh

Quản lý tài chính cá nhân rất quan trọng, nhất là với những bạn trẻ đang loay hoay với vấn đề tiền bạc. Sách quản lý tài chính sẽ giúp bạn có tư duy thông suốt về quản lý tiền, đầu tư, tích lũy… giúp bạn tìm ra giải pháp...
Vũ Anh