Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
Cryptocurrency Tài chính

Hard Forks là gì? Sự khác nhau giữa Hard Forks và Soft Forks

Thuật ngữ Hard Fork trở nên “rầm rộ” nhất vào năm 2017 khi đồng tiền Bitcoin cũ phân tách thành hai dạng mới là Bitcoin và Bitcoin Cash. Vậy thì chính xác Hard Forks là gì? Hard Forks và Soft Forks liệu có gì khác nhau?

 

Hard fork

 

Blockchain, Hard Forks, Soft Forks,… là những thuật ngữ không còn xa lạ gì đối với những người chuyên tìm hiểu và đã tham gia vào thị trường tiền mã hóa điện tử. Đặc biệt thuật ngữ Hard Fork càng trở nên “rầm rộ” vào năm 2017 khi đồng tiền Bitcoin cũ phân tách thành hai dạng mới là Bitcoin và Bitcoin Cash. Vậy thì chính xác Hard Forks là gì? Hard Forks và Soft Forks liệu có gì khác nhau?

Hard Forks là gì?

Thuật ngữ Hard Forks dùng để chỉ sự thay đổi về giao thức mạng lưới Blockchain. Khi một phiên bản mới của Blockchain được đăng tải nhưng lại không thể tương thích với phiên bản cũ đã cập nhật trước đó, Hard Forks được tạo ra để phân tách các chuỗi không thể tích hợp trong Blockchain đó. Việc phân tách này có thể giúp cải thiện, nâng cấp giao thức hiện có, hoặc tạo ra một Blockchain mới hoàn toàn độc lập.

Các loại Hard Forks hiện có

Hard Forks đã được lên kế hoạch từ trước

Hard Forks được lên kế hoạch có thể hiểu như là một bản nâng cấp được cập nhật thêm từ kế hoạch phát triển của các nhà đầu tư dự án trước đó. Loại Hard Forks này thường được công khai và có được sự đồng thuận từ các nhóm lợi ích liên quan nên rất được ủng hộ và chấp nhận từ phía cộng đồng. Đồng thời, các nhà đầu tư phát triển sẽ phối hợp cùng cộng đồng để liên tục tạo ra những chuỗi Blockchain mới nhằm cải tiến và nâng cấp chức năng của mạng lưới giao thức đó.

 

Monero

 

Ví dụ: Vào tháng 01/2017, các tính năng bảo mật mới hay cụ thể hơn gọi là “Giao dịch bí mật Vòng” (Ring CT) được cập nhật vào Blockchain của đồng tiền ảo kỹ thuật số Monero sau khi trải qua sự kiện Hard Forks đã lên kế hoạch từ trước đó. Vì đã có thông báo và đạt được sự thống nhất từ trước, sự kiện Hard Forks này không hề gây tranh cãi trong dư luận và cộng đồng các nhóm lợi ích liên quan. Ngược lại, đây được xem như một bước tiến về chức năng giao dịch của Monero.

Hard Forks cạnh tranh (Hay còn gọi là Hard Forks gây tranh cãi)

Khi giữa các nhà đầu tư hay các nhóm lợi ích cùng tham gia xây dựng mạng Blockchain xảy ra mâu thuẫn, một phần cho rằng nên tạo Hard Forks mới để phát triển các tính năng, một phần phản đối việc đó vì có thể ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của họ, Hard Forks cạnh tranh sẽ ra đời từ đó.

 

Bitcoin cash

 

Ví Dụ: Vào 19H20’ ngày 01/08/2017, đồng tiền Bitcoin Cash đã được ra đời sau khi mạng lưới Bitcoin cũ trải qua quá trình Hard Forks và phân tách thành hai dạng (dạng còn lại vẫn là đồng Bitcoin cũ). Sự kiện này xảy ra khi một bộ phận những người đầu tư vào BitCoin cho rằng việc nâng cấp mạng lưới giao thức Blockchain của Bitcoin từ 1MB như mặc định trước đó lên 8MB là cần thiết để xử lý các giao dịch trên mạng nhanh hơn, còn một bộ phận khác đã phản đối gay gắt ý kiến này.

Hard Forks tốt hay xấu?

Dựa theo quan điểm của từng nhóm cộng đồng, Hard Forks có thể xem là “tội đồ” gây rối loạn hoặc “kẻ khai sáng” con đường đổi mới cho Blockchain. Đồng tiền mã hóa trên thị trường điện điện tử mang bản chất trung lập và có tính tương đối cao. Chính vì vậy Hard Forks tốt hay xấu đều phụ thuộc vào thái độ cùng suy nghĩ của nhóm lợi ích cộng đồng hoặc các nhà đầu tư phát triển.

Sự khác nhau giữa Hard Forks và Soft Forks

Giống như Hard Forks, Soft Forks cũng là thuật ngữ chỉ sự thay đổi về giao thức mạng lưới Blockchain. Tuy nhiên, giữa hai thuật ngữ này có những khác biệt rõ ràng về ý nghĩa cập nhật cũng như chức năng cụ thể của chúng.

Trong khi Hard Forks phân tách để tạo ra hai Blockchain chạy song song cùng nhau, tức là các nút không được cập nhật lên phiên bản mới sẽ không có khả năng thực hiện một vài chức năng như xử lý giao dịch hoặc đẩy các khối mới lên giao thức mạng lưới Blockchain. 

Ngược lại, Soft Forks chỉ cho phép một phiên bản cuối cùng có hiệu lực khi Blockchain được cập nhật. Điều đó có nghĩa là vẫn có sự tương thích về giao thức giữa phiên bản cũ và phiên bản mới cập nhật, các nút lệnh vẫn có chức năng xử lý giao dịch hoặc đẩy các khối mới vào Blockchain, các trạng thái của mạng lưới giao thức vẫn được chấp nhận ở phiên bản mới vừa được cập nhật.

Lời kết, The Mastro hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Qua bài viết này, hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về Hard Forks cũng như các thuật ngữ liên quan để giúp đỡ trong quá trình tìm hiểu và thâm nhập thị trường tiền mã hóa điện tử. Cảm ơn vì đã quan tâm bài viết, chúc bạn có một ngày nhiều năng lượng!