Warren Buffett được mệnh danh là “Nhà tiên tri của xứ Omaha”, trở thành một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại. Ít ai biết rằng, trước khi trở thành “Huyền thoại đầu tư nước Mỹ”, ông đã phải trải qua chặng đường khởi nghiệp đầy gian nan.
Warren Buffett là một trong những người giàu và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong giới kinh doanh Mỹ. Tính đến tháng 5 năm 2021, ông đứng ở vị trí số sáu trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes 400 công bố với giá trị tài sản ròng lên đến 108 tỷ đô la. Trước đó, vị tỷ phú 90 tuổi này từng nhiều năm liền nắm giữ ngôi vị người giàu nhất thế giới.
Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà đầu tư cổ phiếu vào năm 11 tuổi và nộp thuế lần đầu tiên vào năm 13 tuổi. Từ những năm 1970 đến nay, Warren Buffett với cương vị Giám đốc điều hành và cũng là cổ đông lớn nhất của đế chế đầu tư Berkshire Hathaway sở hữu hơn 60 công ty. Hãy cùng The Mastro lật lại hành trình rực rỡ cũng đầy gian khổ trong cuộc đời của vị tỷ phú huyền thoại này qua bài viết dưới đây.
Giai đoạn 1930-1949: Những khoản đầu tư đầu đời
Warren Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 với tên đầy đủ là Warren Edward Buffett trong một gia đình không mấy khá giả ở Omaha, Nebraska, Mỹ. Ông bắt đầu khởi nghiệp từ những việc nhỏ nhất như bán hàng rong, giao báo, rửa xe… Từ khi còn nhỏ, ông đã xác định kim chỉ nam cho khát vọng kiếm tiền của mình là vì khát vọng giàu có vĩ đại.
Đến năm 11 tuổi với máu kinh doanh thiên bẩm, ông đã bắt đầu mua những cổ phiếu ưu đãi Cities Service đầu tiên với giá 38 đô la một cổ phiếu. Sau một đợt giảm giá xuống còn 27 đô la và chỉ với một dấu hiệu nhỏ khi cổ phiếu tăng nhanh chóng trở lại 40 đô la, ông thẳng tay bán ra và thu về hơn 200 đô la cho mỗi cổ phiếu.
Sau khi tuyên bố bản thân sẽ trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi. Warren đã đầu tư vào 40 mẫu đất nông nghiệp năm 1945 với 1.200 đô la tiết kiệm cộng với khoản thù lao 175 đô la mỗi tháng từ việc giao báo cho tòa soạn Washington Post.
Nhưng công việc mang lại cho ông niềm vui và thu nhập cao nhất trong những năm tháng thiếu niên chính là việc mua lại một chiếc máy bắn đạn đã qua sử dụng với giá 25 đô la, sau đó đặt nó ngay cạnh cửa tiệm cắt tóc với lợi nhuận phân chia 50:50. Trong vòng vài tháng, ông đã sở hữu ba chiếc máy tương tự đặt ở ba địa điểm khác nhau và công việc kinh doanh này đã mang lại lợi nhuận tiềm năng cho ông 50 đô mỗi tuần.
Trong cùng năm, Warren tiếp tục kiếm được hơn 5.000 đô la từ việc giao báo. Tuy nhiên, với sự thúc ép từ cha ông, một nhà chính trị gia bảo thủ, người luôn ưu tiên hướng đến những giá trị nội tại bên trong hơn là chạy theo sự thay đổi chóng vánh của xã hội, ông đã đăng ký trở thành sinh viên năm nhất của Trường Tài chính và Thương mại Wharton thuộc đại học Pennsylvania.
Những năm tháng đại học tại Wharton, tuy vẫn tích cực hòa nhập nhưng nhận thấy bản thân không thể phát triển ông đã quyết định nghỉ học tại Wharton và chuyển đến Đại học Nebraska. Học tập trong môi trường quen thuộc, ông đã thể hiện sức mạnh gấp nhiều lần với bảng thành tích dày đặc và đặc biệt tốt nghiệp đại học chỉ trong ba năm với bằng Cử nhân Khoa học Quản trị kinh doanh.
Từ chối lời mời làm việc tại JC Penney sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã xin làm nhân viên môi giới chứng khoán tại quê hương ở vùng Omaha với số tiền tiết kiệm “kiêm tốn” 9.800 đô la từ tất cả các công việc kinh doanh của mình.
Giai đoạn 1950-1969: Tài sản cá nhân 25 triệu đô ở tuổi 39
Niềm đam mê mãnh liệt với cổ phiếu và chứng khoán, ông tiếp tục nghiên cứu, tích lũy lời khuyên từ các chuyên gia trong giới thay vì bốc đồng đầu tư trong giai đoạn đầu non nớt. Mang theo khát vọng thành công trong thị trường chứng khoán mãnh liệt, ông quyết định nộp đơn vào đại học Harvard nhưng kết quả lại không như ý muốn. Tuy nhiên, thất bại tại Harvard lại là may mắn bất ngờ của Warren Buffett khi mối lương duyên của ông và người thầy thông thái Benjamin Graham đã bắt đầu ở đại học Columbia.
Giáo sư Benjamin Graham lúc đó đang là chủ nhiệm khoa chứng khoán tại đại học Columbia. Chính ông đã mở ra cánh cửa định mệnh cho chàng trai trẻ Warren Buffett, nay đã là tỷ phú thế giới. Cùng với người cha Howard, Graham là người có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp đầu tư của Warren Buffett. Người thầy vĩ đại đã cho ông những triết lý giá trị để khám phá những khả năng đa dạng của thị trường chứng khoán. Và quan trọng hơn là phương pháp tiếp cận thị trường theo cách phù hợp nhất với cá tính của cậu học trò.
Liên kết những mối liên quan của người thầy vĩ đại, Warren đã phát hiện ra rằng Graham có mặt trong hội đồng quản trị của công ty bảo hiểm GEICO. Ngay lập tức ông bắt chuyến tàu đến Washington, DC và sau bốn giờ đồng hồ nói chuyện với Giám đốc điều hành công ty bảo hiểm GEICO, ông đã hào hứng chi ra 65% trong số 20.000 đô la tiết kiệm của mình để đầu tư vào cổ phiếu công ty. Cuối cùng những cổ phiếu nền tảng đó đã phát triển thành một khối tài sản khổng lồ và hiện tại Buffett đang sở hữu toàn bộ GEICO.
Sau khi tốt nghiệp, Buffett muốn làm việc tại Phố Wall tuy nhiên đã nhận được sự phản đối kịch liệt từ gia đình. Sau đó ông đã đề nghị làm việc miễn phí cho giáo sư Ben Graham, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên sau này chính người thầy vĩ đại Graham đã gọi điện và mời ông làm việc tại công ty đầu tư của mình, Graham-Newman Corporation với mức lương khởi điểm là 12.000 đô la mỗi năm. Sau 6 năm rời trường đại học, khoản tiết kiệm cá nhân của Warren đã tăng từ 9.800 đô la lên hơn 140.000 đô la.
Sau khi công ty bị giải tán, Warren Buffett trở về quê hương và thành lập Buffett Associates, Ltd., với 7 thành viên gia đình và bạn bè với tổng số vốn là 105.000 đô la, trong đó ông chỉ đầu tư vỏn vẹn 100 đô la. Với kiến thức phong phú được tích lũy từ người thầy truyền cảm hứng của mình, ông đã phát triển hướng hợp tác đầu có giới hạn. Phương thức hợp tác này không chỉ tập trung vào bản thân ông mà còn tập trung vào các đối tác đầu tư theo phương châm:
“Các khoản đầu tư của chúng tôi sẽ được lựa chọn trên cơ sở giá trị chứ không phải sự nổi tiếng”.
Với các mối quan hệ triệu đô hiện tại, Buffett đã đầu tư 1 triệu USD đầu tiên vào một công ty sản xuất cối xay gió Dempster. Sau đó, ông tiếp tục hành trình kêu gọi huy động vốn và với số vốn ban đầu là 105.000 đô la, hiện tại giá trị của Buffett Partnership đã lên tới 7,2 triệu đô la. Ông đã hợp nhất tất cả các mối quan hệ đối tác thành một thực thể thống nhất là Buffett Partnerships, Ltd.
Những năm tháng sau đó, Warren Buffett liên tục đầu tư và bán lại những miếng mồi béo bở như công ty sản xuất cối xay gió Dempster, cổ phiếu American Express hay Walt Disney Co. Từ một công ty với số vốn ban đầu nhỏ nhoi, ông đã xây dựng các danh mục cổ phiếu trị giá gần 7 triệu đô la tính đến năm 1966.
Vào năm 1962, Warren Buffett đã quyết định mua lại cổ phần của Berkshire Hathaway – công ty dệt may đã từng một thời “làm mưa làm gió” trên thị trường với giá bán dưới 8 đô la trên một cổ phiếu khi công ty đang dần “mất đi ánh đèn sân khấu”.
Nổi lên ý nghĩ táo bạo, ông đoán rằng ban lãnh đạo đang có kế hoạch đóng cửa công ty và bán hết các nhà máy dệt còn lại của họ, thì ông chắc chắn sẽ mua lại được cổ phần với giá tốt hơn và hưởng lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh doanh dệt may. Và rồi Warren Buffett đã dành được quyền kiểm soát Berkshire Hathaway tại cuộc họp hội đồng quản trị và chỉ định chủ tịch mới Ken Chace lên điều hành công ty.
Tổng kết các mối quan hệ hợp tác của Warren hiện tại trị giá 65 triệu đô la. Cá nhân ông sở hữu hơn 10 triệu USD trong số đó, đồng thời ông tạm cân nhắc việc rời bỏ đầu tư và theo đuổi các sở thích khác. Ngoài ra, American Express đạt hơn 180 đô la mỗi cổ phiếu, tạo ra lợi nhuận 20 triệu đô la cho các mối quan hệ hợp tác với khoản đầu tư 13 triệu đô la. Trong năm tiếp theo, Buffett Partnership kiếm về hơn 40 triệu đô la, nâng tổng giá trị lên 104 triệu đô la.
Sau năm thành công nhất của mình, Buffett đóng cửa quan hệ hợp tác đầu tư và thanh lý tài sản cho các đối tác của mình. Trong số các tài sản được thanh toán có cổ phiếu của Berkshire Hathaway. Cổ phần cá nhân của Warren là 25 triệu đô la vào năm ông 39 tuổi.
Giai đoạn 1970-1989: Berkshire Hathaway
Thành công là không đếm xuể, tuy nhiên Warren cũng có những giai đoạn lung lay phong độ như thời điểm mà giá cổ phiếu thị trường giảm, ông lại trở nên hưng phấn và cho Berkshire phát hành cổ phiếu ở mức 8% và bắt đầu mua lại cổ phần của Công ty Bưu điện Washington. Tuy nhiên do giá cổ phiếu giảm, giá trị danh mục cổ phiếu của Berkshire bắt đầu giảm theo. Tương đương với đó là tài sản cá nhân của Warren cũng bị giảm hơn 50%.
Liên tiếp sau đó là khi Berkshire gián tiếp mua Buffalo Evening News với giá 32,5 triệu USD. Tuy nhiên sau đó, họ đã phải đối mặt với một vụ kiện chống độc quyền do một tờ báo cạnh tranh đưa ra, vụ việc này đã khiến Berkshire tổn thất không nhỏ.
“Sự vĩ đại của bạn không phải là những gì bạn có, mà là những gì bạn cho đi.”
Trong suốt thời gian xây dựng Berkshire Hathaway trở thành đế chế đầu tư trị giá 630 tỷ USD cùng nhau, tỷ phú Warren Buffett và “cánh tay phải” Charlie Munger luôn nung nấu đam mê từ thiện. Tình bạn hơn 60 năm này đã luôn ngưỡng mộ lẫn nhau và cùng tạo ra kế hoạch Đóng góp từ thiện Berkshire, cho phép mỗi cổ đông quyên góp một phần lợi nhuận của công ty cho các tổ chức từ thiện cá nhân của họ.
Berkshire kết thúc năm 1983 với 1,3 tỷ USD trong danh mục đầu tư cổ phiếu doanh nghiệp. Cổ phiếu Berkshire bắt đầu đầu năm ở mức 775 USD/ cổ phiếu và kết thúc ở mức 1.310 USD. Giá trị tài sản ròng cá nhân của Warren lên tới 620 triệu đô la. Đây cũng chính là năm đầu tiên ông ấy lọt vào danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes.
Mặc dù Buffett cuối cùng đã đóng cửa các nhà máy dệt ở Berkshire sau nhiều năm duy trì nó. Ông từ chối việc cho phép các cổ đông rút vốn. Sau đó, ông vẫn tiếp tục bổ sung cho bộ sưu tập các doanh nghiệp của Berkshire và điều gì đến cũng đến. Cổ phiếu Berkshire lập đỉnh 3.000 USD/ cổ phiếu. Tuy nhiên có giai đoạn Berkshire mất giá 25% do một sự cố tai nạn, nhưng tính đến cuối năm 1988 cổ phiếu Berkshire đã tăng vượt đỉnh hơn 8.000 USD và khối tài sản cá nhân lúc này của Warren Buffett trị giá 3,8 tỷ USD.
Cùng năm, Buffett bắt đầu mua cổ phần của Coca-Cola, cuối cùng mua tới 7% cổ phần của công ty với giá 1,02 tỷ USD và nó đã trở thành một trong những khoản đầu tư béo bở nhất của Berkshire.
Giai đoạn 1990-2015: Giờ chưa phải là lúc nghỉ hưu
Sau khoản đầu tư đáng kể của Berkshire Hathaway vào Coca-Cola, Buffett giữ chức vụ giám đốc công ty từ năm 1989 đến 2006. Ông cũng nắm giữ chức vụ giám đốc của Citigroup Global Markets Holdings, Graham Holdings Company và The Gillette Company. Dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng ông vẫn chưa có kế hoạch nghỉ hưu trong tương lai gần.
Với triết lý hạnh phúc khi được làm công việc từ thiện, Buffett tuyên bố rằng ông sẽ cống hiến toàn bộ tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện, và hoạt động rõ ràng nhất mà ông thực hiện là cam kết 85% tài sản của mình cho Quỹ Bill & Melinda Gates. Chính từ sự tích cực của ông, vào năm 2010, Bill Gates và Warren Buffett làm việc cùng nhau và thành lập chiến dịch The Giving Pledge để tập hợp các cá nhân giàu có khác lại cùng ủng hộ các hoạt động từ thiện.
Theo Berkshire Hathaway, Warren cũng đã tặng 3,4 tỷ USD cổ phiếu của công ty cho 5 tổ chức từ thiện. Ông cũng đã quyên góp rất nhiều cho quỹ riêng của mình, nhân danh vợ mình, cùng với một số tổ chức từ thiện do các con của ông thực hiện.
Giai đoạn 2016-2021: Chương trình cuối cùng và Người kế vị
Buffett bắt đầu bán bớt 81 triệu cổ phiếu IBM ước tính của mình, gia tăng khoản đầu tư vào Apple và nó đã trở thành khoản đầu tư lớn nhất của Berkshire Hathaway vào cổ phiếu phổ thông của một công ty. Sau khi thực hiện một số chứng quyền, Buffett cũng trở thành cổ đông lớn nhất của Bank of America và sở hữu khoảng 700 triệu cổ phiếu. Sau khi tiếp tục thêm JPMorgan Chase và Bank of New York Mellon vào danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway, giá trị tài sản ròng ước tính của “Nhà tiên tri của xứ Omaha” lên đến 84,5 tỷ USD.
Trong bức thư thường niên gửi cổ đông Berkshire Hathaway năm 2020, Buffett đề cập rằng thành công của Berkshire là sản phẩm của cái mà ông gọi là “The American Tailwind”. Ngoài ra, ông còn đề cập đến chủ đề kế thừa và nói rằng văn hóa của công ty sẽ tồn tại lâu dài hơn cả bản thân ông và Munger.
Ông dự định sau khi mình qua đời, mỗi năm, một số lượng cổ phiếu A nhất định sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu B, sau đó phân phối cho các nền tảng khác nhau để sử dụng kịp thời. Ông ước tính rằng sẽ mất từ 12 đến 15 năm để số cổ phần mà ông sở hữu được tung ra thị trường.
Từ một đứa trẻ quan tâm đến tài chính và kinh doanh, trở thành một thần tượng của mọi người, Warren Buffet đã vượt lên chính mình, đạt đến đỉnh cao thành công trước toàn thế giới. Ngay cả trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi rất nhiều nhà đầu tư và các công ty lớn đang thất bại, Warren Buffet vẫn tiếp tục thành công trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Lời khuyên của ông dành cho các nhà đầu tư là: “Hãy đọc tất cả mọi thứ mà bạn có thể”. Chính việc đọc trong những năm tháng đầu đời đã định hình cách tiếp cận đầu tư của ông, đặt nền tảng cho sự thành công chưa từng có trong 70 năm sau đó. Ngoài ra, ông còn tiết lộ một trong những bí quyết thành công trong sự nghiệp của mình là sử dụng hiệu quả quỹ thời gian, bởi theo ông, xác suất thành công sẽ tăng lên nếu bạn dành tất cả năng lượng và sự tập trung cho ít nhiệm vụ hơn.