Xây dựng cơ sở khách hàng vững chắc là bước đầu tiên giúp hầu hết các chủ doanh nghiệp đạt đến những mục tiêu lớn, như là tăng tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân, đưa công ty dẫn đầu thị trường về số lượng khách hàng và doanh thu hàng triệu USD. Trong giới kinh doanh, người ta nhắc nhiều đến thuật ngữ Customer Profile như 1 giải pháp giúp doanh nghiệp hiểu rõ và xây dựng chính xác tệp khách hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình. Tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này ngay dưới đây!
Customer Profile (Hồ sơ khách hàng) là gì?
Hồ sơ khách hàng (đôi khi được gọi là hồ sơ người tiêu dùng) là loại tài liệu tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến sở thích, thói quen mua hàng và đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng, cũng như những vấn đề khách hàng gặp phải.
Các yếu tố tạo nên Customer Profile
Nhân khẩu học (Demographic) bao gồm các thông về tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, v.v… của khách hàng.
Vị trí địa lí (Geographic) là những thông tin về quê quán, khu vực sinh sống hiện tại và các đặc điểm liên quan đến các khu vực.
Hành vi (Behavioural) đây là cách khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Quá trình này bao gồm sự biến đổi của các yếu tố tâm lý, động lực và hành vi. Khi nghiên cứu về hành vi khách hàng, doanh nghiệp thường quan tâm đến động lực mua hàng và yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng, ví dụ như giá cả hay các chương trình khuyến mại,….
Tâm lý (Psychographic)
- Hành vi khách hàng: tính cách, sở thích, lối sống.
- Mong muốn của khách hàng.
Kinh tế xã hội (Socio-economics) là trình độ học vấn cao nhất, thu nhập (địa vị xã hội), cơ cấu gia đình (quy mô, độc thân hay kết hôn, sống với những ai, v.v..)
Lợi ích của việc sở hữu Customer Profile
- Thông điệp mà doanh nghiệp gửi gắm trong sản phẩm được truyền tải tới đúng khách hàng mục tiêu
- Quảng cáo rẻ hơn: việc chạy quảng cáo sẽ dễ dàng và có chi phí rẻ hơn nhiều khi bạn biết rõ điều khách hàng muốn là gì.
- Xây dựng sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn: Theo Customer Experience Matrix (Ma trận trải nghiệm khách hàng), 79% người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua hàng lặp lại với một doanh nghiệp mà hiểu họ. Mức độ trung thành tăng 7% có thể thúc đẩy lợi nhuận của công ty lên tới 85%.
- Tung ra những sản phẩm phù hợp với khách hàng và thị trường
- Dễ dàng điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với các phân khúc khác nhau.
Các bước xây dựng Customer Profile
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng
Xác định nhóm khách hàng tiềm năng: những người đã sử dụng và yêu thích sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Từ đó tạo ra danh sách các khách hàng cốt lõi: là những người nhận được nhiều giá trị nhất từ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và luôn sẵn sàng giới thiệu với người khác, mang lại lượng khách hàng mới sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối với công ty mới thành lập và nguồn khách hàng còn hạn chế: xác định dựa trên đối thủ cạnh tranh và các công ty trong ngành.
Bước 2: Tìm hiểu về quá trình mua hàng, hành trình trải nghiệm sản phẩm dịch vụ của khách hàng
Điều này giúp cho các doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng mục tiêu thông qua các nhu cầu, khó khăn họ đang gặp phải,…
Bước 3: Liệt kê các đặc điểm xoay quanh khách hàng
Nhân khẩu học: tôn giáo, giới tính, độ tuổi,…
Kinh tế, xã hội: thu nhập, tầng lớp xã hội, quy mô gia đình,…
Tâm lý học: phong cách sống, mong muốn điều gì, đang gặp vấn đề gì,..
Khu vực địa lý: nông thôn, thành thị, miền núi, đồng bằng,…
Bước 4: Hoàn thiện
Hoàn thiện và sử dụng Customer Profile để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Customer Profile là một đòn bẩy quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong đợi của khách hàng.