Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
Kinh tế Kiến thức kinh doanh

Định vị thương hiệu là gì? Định vị thương hiệu sao cho hiệu quả?

Một thương hiệu mạnh giúp thu hút khách hàng tốt, tạo lòng tin và biến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Thương hiệu có chỗ đứng vững vàng, khách hàng có đồng hành lâu dài hay không đều phụ thuộc vào định vị thương hiệu. Chính vì vậy mà việc định vị thương hiệu là bước cực kỳ quan trọng và mang ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm về Định vị thương hiệu ngay dưới đây!

Định vị thương hiệu là gì?

P.Kotler cho rằng “Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”. 

 

Còn theo Marc Filser: “Định vị thương hiệu là nỗ lực mang đến cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi nghe/ nhìn thấy thương hiệu của mình”.

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là tạo dựng vị trí của cá nhân hoặc tổ chức trong nhận thức của khách hàng, tạo dựng cho doanh nghiệp những nét riêng khác biệt so với các thương hiệu khác. Điều này thường được thực thi bằng chiến lược marketing, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

 

Tại sao phải định vị thương hiệu?

  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định xu hướng trên thị trường và đối thủ cạnh tranh một cách rõ ràng. 
  • Hoạch định chiến lược cụ thể giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả và đảm bảo các hoạt động truyền thông diễn ra tốt hơn. 
  • Đem lại lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai và có cơ hội mở rộng doanh nghiệp trong tương lai. Bởi một thương hiệu đã được định vị vững vàng trong tâm trí khách hàng thường dễ dàng mở rộng quy mô, phân khúc sản phẩm hơn. Và khi đó, bạn sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí để tạo dựng thương hiệu nhưng vẫn có được sự uy tín nhất định trên thị trường.

 

Các bước định vị cho thương hiệu

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Vẽ ra chân dung khách hàng chi tiết nhất mà thương hiệu đang hướng tới. Họ là ai, họ đang quan tâm đến vấn đề gì, giải pháp nào phù hợp cho họ… Khách hàng mục tiêu càng rõ ràng thì quá trình xây dựng định vị của thương hiệu mới đúng hướng. 

 

2. Tìm hiểu thị trường và phân tích đối thủ

  • Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và cơ hội, yếu tố có thể cản trở trên thị trường. 
  • Tìm ra lợi thế khác biệt của riêng bạn. 
  • Tìm ra một thị trường ngách, có một hướng đi rõ ràng và không chịu quá nhiều sức ép cạnh tranh. 

 

3. Chọn chiến lược định vị phù hợp

Có định hướng rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp quá trình định vị thương hiệu của bạn đạt được hiệu quả như mong đợi. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, mục đích khác nhau mà thương hiệu sẽ xây dựng chiến lược định vị thương hiệu phù hợp. Có 9 chiến lược định vị thương hiệu cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo:

Định vị dựa vào chất lượng

Định vị dựa vào giải pháp mang lại

Định vị dựa vào tính năng

Định vị dựa vào đối thủ

Định vị dựa vào giá trị

Định vị dựa vào công dụng

Định vị dựa vào mối quan hệ

Định vị dựa vào mong ước

Định vị dựa vào cảm xúc

 

4. Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị

Sơ đồ định vị gồm 2 trục: Trục đứng biểu thị giá sản phẩm và trục ngang biểu thị phân khúc khách hàng đang hướng đến. Dựa vào đây bạn xác định thương hiệu của mình đang ở vị trí nào, đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp với bạn là ai. Khi đã xác định được vị trí của thương hiệu, hãy tập trung hướng đến khách hàng trong phân khúc này, tránh lan man tốn nhiều chi phí và nguồn lực.

 

Trên đây là toàn bộ khái niệm định vị thương hiệu và các bước định vị thương hiệu hiệu quả nhất. Việc xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu không phải là dễ, đòi hỏi quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng, đối thủ và cả yếu tố nội bộ của công ty. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng mới trong định vị thương hiệu của doanh nghiệp mình. The Mastro chúc bạn thành công!


Tin liên quan

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nếu việc mua một cơ sở kinh doanh hiện tại nghe có vẻ không phù hợp với bạn, bạn có thể phù hợp với quyền sở hữu nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại là gì – và làm thế nào để bạn biết liệu bạn có phù hợp...
Vũ Anh

TOP 8 phần mềm quản lý công việc nhóm miễn phí, có phí hiệu quả

Áp dụng giải pháp công nghệ để quản lý công việc nhóm với hiệu suất tăng gấp nhiều lần và thuận tiện, tại sao không? Công cụ hỗ trợ đắc lực là các phần mềm quản lý miễn phí và có phí phổ biến được nhiều đơn vị sử dụng....
Vũ Anh

10 lý do thất bại trong kinh doanh homestay phổ biến nhất

Kinh doanh homestay thất bại là điều không ai muốn, mặc dù một số người đã khá tâm huyết và dồn tâm sức cùng tiền bạc vốn liếng vào đó. Thực tế khi bắt tay vào làm vẫn cứ…thất bại! Lý do kinh doanh homestay thất bại là do đâu?...
Vũ Anh

Tìm hiểu kinh doanh homestay là gì? Có những đặc trưng gì?

Kinh doanh Homestay vài năm trở lại đây là một xu hướng rất Hot. Có những câu chuyện thành công mà ai nghe cũng mong mình được như “anh ấy” hay “cô ấy”, vì số vốn bỏ ra ít mà thu về vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi...
Vũ Anh

Top ++ cách quảng cáo thương mại điện tử hot nhất 2022

Quảng cáo có rất nhiều hình thức nhằm đưa thông điệp về thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm dịch vụ đến với đông đảo công chúng. Mục tiêu nhằm tăng độ nhận diện và tăng doanh số bán hàng sau mỗi chiến dịch.  Quảng cáo thương mại điện...
Vũ Anh

Chuyên gia thương mại điện tử là gì, có những chức năng gì?

Chuyên gia thương mại điện tử là một nghề hoàn toàn mới và cực kỳ tiềm năng trong bối cảnh ngành này trở thành một ngành công nghiệp ngàn tỷ Đô la và các công ty lớn nhỏ đua nhau tăng tốc trong xa lộ chuyển đổi trực tuyến. Chúng...
Vũ Anh