DeFi – Tài chính phi tập trung là gì mà đang trở thành xu hướng hàng đầu trong giới tiền điện tử nói riêng và ngành công nghiệp blockchain nói chung. Không chỉ mang lại lợi ích về tài chính, việc đầu tư kiếm lời trên các token DeFi cũng đang rất được các nhà đầu tư quan tâm. Vậy chính xác DeFi là gì? Tiềm năng vô hạn của DeFi trong tương lai sẽ đi đến đâu?
1. DeFi là gì?
DeFi (Decentralized Finance) hay còn được biết đến là nền tảng tài chính phi tập trung. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các ứng dụng tài chính, tài sản kỹ thuật số hay ứng dụng phi tập trung (dApps) xây dựng trên nền tảng Blockchain.
DeFi luôn đi cùng “tệp đính kèm” Non-Custodial – Không uỷ thác và tận dụng kết hợp với các công nghệ phi tập trung như blockchain tạo nên hệ sinh thái dịch vụ tài chính Open Finance hay còn gọi là Tài chính mở.
Tại nền tài chính mở phi tập trung và minh bạch này, bạn có thể truy cập và sử dụng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào.

DeFi là một mạng lưới chồng chéo của các Ứng dụng phi tập trung (dApps) và Hợp đồng thông minh (Smart Contract) dựa trên Ethereum, tập trung vào các ứng dụng tài chính như phái sinh, cho vay, sàn giao dịch và trading,..
Hiện tại, nền tảng có nhiều ứng dụng DeFi hoạt động nhất là Ethereum. Tuy nhiên, đây không phải là Blockchain duy nhất được các ứng dụng lựa chọn mà còn có Blockchain của IOST, EOS, TRON.
👉👉👉 Bài viết liên quan: Proof of Work là gì?
2. Ứng dụng phi tập trung là gì? dApps là gì?
Ứng dụng phi tập trung (Decentralized Applications – dApps) hay còn gọi là Ứng dụng phân quyền.
Đây là các ứng dụng hoặc chương trình kỹ thuật số tồn tại và hoạt động trên cả mạng P2P cũng như chuỗi khối của các máy tính thay vì một máy tính đơn lẻ. Chính vì vậy mà dApps nằm ngoài phạm vi hoạt động và sự kiểm soát của một cơ quan đơn lẻ.
Thông tin sẽ được phân tán liên tục giữa các chủ thể tham gia, thay vì lưu trữ tập trung tại một máy chủ cố định. dApps giống như giao diện cho các hợp đồng thông minh và Blockchain.
Hình dung đơn giản ứng dụng phi tập trung là gì? Nếu bạn ví Blockchain như Internet, hợp đồng thông minh là World Wide Web, vậy các ứng dụng phi tập trung giống như Facebook và Youtube.

Một ứng dụng chỉ được coi là một dApp nếu nó có đủ 3 tiêu chí:
- Open Source (mã nguồn mở): Mã nguồn mở là điều bắt buộc, được điều hành tự động. Đặc biệt phần lớn token của nó không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
- Decentralized (phân quyền): điều này nhằm hạn chế tối đa việc dữ liệu và hồ sơ hoạt động của ứng dụng tập trung hóa dễ dàng trở thành điểm yếu.
- Token: Cần phải sử dụng một token mã hóa. Token dùng để truy cập vào ứng dụng, bất kỳ đóng góp có giá trị nào của các miner, farmer cũng sẽ được thưởng bằng token của ứng dụng.
3. Bản chất và Ưu điểm nổi bật của DeFi
Bản chất DeFi chính là Blockchain, chính vì vậy nó đều được thừa hưởng bốn ưu điểm chính của Blockchain. Bao gồm: Tính phi tập trung; Tính phân tán; Tính minh bạch; Không cần sự ủy thác của bất kỳ ai.
Smart Contract của Blockchain sẽ phụ trách vai trò là bên trung gian thứ 3 của DeFi thay vì những tổ chức có sự kiểm soát như ngân hàng hay chính phủ.

Ưu điểm nổi bật của DeFi:
- Không có sự kiểm duyệt, cho phép tất cả các tầng lớp xã hội tham gia và có bên thứ ba đáng tin cậy.
- Chi phí thấp, giao dịch nhanh chóng và các hợp đồng không thể bị gian lận do dùng cơ sở Blockchain làm cơ sở hạ tầng.
- Cho phép người dùng sở hữu các khóa riêng: người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản mà không cần bên thứ ba.
- Tính minh bạch cao đã giúp giảm thiểu các rủi ro xuất phát từ lợi ích cá nhân hay những thông tin sai lệch.
4. Tài chính phi tập trung (DeFi) và Tài chính tập trung (CeFi)
CeFi (Centralized Finance) là tài chính tập trung hay đã được biết đến là hình thức tài chính truyền thống. Trong đó, các thành phần như tổ chức, thị trường giao dịch hay các công cụ đều được quản lý tập trung và tương tác với nhau qua một bên thứ 3.
Sự khác biệt lớn nhất giữa tài chính DeFi và tài chính CeFi chính là tính uỷ thác. Trong khi tài chính tập trung luôn sở hữu các quyền lực tập trung là các ngân hàng, chính phủ hay các công cụ tài chính. Tài chính phi tập trung đã tận dụng sức mạnh của Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung để loại bỏ các trung gian này.

DeFi thực tế đã và đang phát triển rất nhanh. Hình thức tài chính này đã tạo ra một hệ thống tài chính mở và có thể thay thế cho hình thức truyền thống trước đó. Đặc trưng vận dụng nền tảng Blockchain đã giúp DeFi cung cấp các quyền truy cập rộng hơn các hoạt động truyền thống cốt lõi như giao dịch, cho vay, đầu tư, quản lý tài sản, thanh toán và bảo hiểm,…
Ưu điểm của CeFi:
- Dễ dàng tiếp cận tới người dùng
- Luôn có sự bảo vệ bởi thể chế và pháp luật tập trung
Hạn chế của CeFi:
- Hạn chế lớn nhất của CeFi chính là tập trung quyền lực. Luôn cần sự phê duyệt khi thực hiện bất kỳ hành động nào.
- Yêu cầu tính minh bạch khi thực hiện
- Chi trả chi phí cao
- Phải thông qua bước trung gian bên thứ 3
Một số dự án CeFi trong Crypto:
- Các sàn giao dịch tập trung như: Coinbase, Binance
- Các hình thức Leanding &Borrowing: Nexo, Celsius
- Các đồng StableCoin 1.0: USDT, PAX, HUSD.
5. Vì sao DeFi tiềm năng vẫn chưa được áp dụng phổ biến?
- Trải nghiệm người dùng: Tài sản trong DeFi là các loại tiền điện tử (coin), vì vậy điều kiện tiên quyết để DeFi trở nên phổ biến là tiền điện tử trở nên phổ biến. Ngoài ra người dùng cần có thời gian đủ lâu để tìm hiểu và học cách sử dụng các ứng dụng DeFi.
- Thanh khoản thấp: Thanh khoản là vấn đề mấu chốt để định giá trong ngành tài chính, do đó Defi chưa thể cạnh tranh với các đối thủ trong CeFi
- Nhiều sản phẩm phải thế chấp vượt mức: Mức thế chấp có thể cao tới 150% do không có credit score (điểm tín dụng)
- Rủi ro trong kỹ thuật: Do công nghệ này vẫn còn quá mới mẻ, nếu chẳng may Smart Contract hay lớp Blockchain xảy ra lỗi thì rất khó có thể phát hiện.
6. Tiềm năng tương lai của DeFi
DeFi phát triển tiềm năng với định hướng xây dựng một môi trường tài chính tự do mới, dân chủ hóa hệ thống và quy định nên một môi trường công bằng hơn thông qua việc giao dịch minh bạch.
DeFi có khả năng trở thành tiềm năng là tương lai của nền tài chính thế giới và chính là tiền đề để chúng ta bước vào nền Tài chính mở.

Trong vòng một năm, tổng lượng vốn hóa thị trường của DeFi tăng trưởng gấp 12 lần và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Tính đến tháng 10/2021, tổng giá trị ETH bị khóa trong DeFi đạt gần 200 tỷ đô la, trong đó Ethereum chiếm 69%.
Nhiều nhà đầu tư đang dần chán chường sự tập trung quyền lực của hệ thống tài chính truyền thống. Xu hướng tiềm năng tương lai sẽ dần chuyển sang DeFi, các nhà đầu tư có thể tự mình quản lý tài chính cá nhân, không phụ thuộc vào bên thứ ba hay tổ chức tập trung nào khác.
7. Các chuyên gia tài chính nhận định gì về DeFi?
Trong khi sự cuồng loạn về các mã thông báo không thể thay thế của NFT vẫn tiếp tục, DeFi dựa trên Blockchain vẫn mạnh mẽ thu hút ngay cả các cựu chiến binh của Phố Wall.
Theo tờ CNBC, “Hướng tới tài chính phi tập trung (DeFi)” chính là một trong TOP 10 dự đoán tiền điện tử trong năm nay được các chuyên gia theo dõi sát sao. Tiền gửi vào các dịch vụ DeFi đã vượt 200 tỷ đô la vào năm 2021 và nhu cầu dự kiến sẽ tăng vào năm 2022.
Merav Ozair, giáo sư FinTech tại Trường Kinh doanh Rutgers và các chuyên gia hàng đầu về blockchain & tiền điện tử, cho biết DeFi đã hạ thấp các rào cản tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính. Nơi mọi người đều có thể tiếp cận các hoạt động kinh tế – như tiết kiệm năng suất cao, giao dịch, cho vay hoặc bảo hiểm – mà không cần tài khoản ngân hàng hoặc kiểm tra tín dụng.
Ozair làm sáng tỏ tài chính phi tập trung – được gọi một cách khéo léo là “Miền Tây hoang dã của tiền điện tử” – và ý nghĩa của nó đối với tương lai của tiền tệ.

Bên cạnh đó, Nigel Green, Giám đốc điều hành của deVere Group, một trong những cố vấn tài chính độc lập lớn nhất thế giới, cho biết: “Hệ sinh thái tiền điện tử rộng lớn hơn đã được khuấy động một lần nữa – nhưng không phải bởi tiền điện tử ‘thực’ như Bitcoin, mà bởi DeFi.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư được khuyên hãy “thận trọng và giám sát” nền tảng DeFi trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về tính thanh khoản của loại dịch vụ tiền điện tử nhất định này.
Cảnh báo này được đưa ra khi Mạng lưới Celsius – một nền tảng DeFi và là một trong những nhà cho vay tiền điện tử lớn nhất, thông báo rằng họ “tạm dừng tất cả các hoạt động rút tiền, hoán đổi và chuyển giữa các tài khoản” cho 1,7 triệu khách hàng của mình.
Việc dừng rút tiền của gã khổng lồ cho vay DeFi là Celsius đã ảnh hưởng đến lĩnh vực tiền điện tử rộng lớn hơn với Bitcoin, mã thông báo kỹ thuật số lớn nhất thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng tại châu Á trong phiên giao dịch hôm 13/6.
“Động thái chưa từng có của Celsius đang ngăn chặn khách hàng truy cập vào tài sản của họ một cách hiệu quả, điều này sẽ giúp xoa dịu nỗi lo sợ từ các nhà phê bình rằng một số nền tảng DeFi có thể là âm mưu Ponzi.”
Bắt nguồn từ câu hỏi DeFi là gì, một tiềm năng tương lai của nền tài chính toàn cầu đang dần được mở ra, đồng hành với đó là những rủi ro mạo hiểm. Tính cho cùng, DeFi cũng sẽ nhanh chóng đứng bên cạnh CeFi và tạo nên ảnh hưởng khá lớn đến mô hình tài chính tập trung tại nhiều quốc gia.