Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
Kiến thức kinh doanh Kinh tế

Chuyên gia thương mại điện tử là gì, có những chức năng gì?

chuyên gia thương mại điện tử ecommerce specialist

Chuyên gia thương mại điện tử là một nghề hoàn toàn mới và cực kỳ tiềm năng trong bối cảnh ngành này trở thành một ngành công nghiệp ngàn tỷ Đô la và các công ty lớn nhỏ đua nhau tăng tốc trong xa lộ chuyển đổi trực tuyến. Chúng ta cùng tìm hiểu chuyên gia thương mại điện tử là gì và chức năng của một “E-commerce Specialist” là như thế nào nhé.

Chuyên gia thương mại điện tử là gì ?

Chuyên gia Thương mại điện tử là người chịu trách nhiệm hoạch định/tối ưu hóa chiến lược tiếp thị Thương mại điện tử và quản lý triển khai thực hiện nó. Mục tiêu giúp chủ doanh nghiệp trực tuyến quảng bá sản phẩm và dịch vụ nhằm tăng doanh thu bán hàng và mang về lợi nhuận. 

Trong doanh nghiệp, một chuyên gia Thương mại điện tử chịu trách nhiệm vận hành trơn tru bộ phận Thương mại điện tử. Ở các doanh nghiệp lớn thì chức danh này chịu sự giám sát trực tiếp của người quản lý tiếp thị kỹ thuật số.

chuyên gia thương mại điện tử là gì
chuyên gia thương mại điện tử là gì

Chức năng của chuyên gia thương mại điện tử

Vị trí Chuyên gia Thương mại Điện tử có những chức năng sau:

1.Tham gia nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng hóa dịch vụ.

Đa số doanh nghiệp có bộ phận riêng phụ trách nghiên cứu thị trường để lên chiến lược về sản phẩm dịch vụ: bán mặt hàng gì, giá cả bao nhiêu, đối tượng khách hàng mục tiêu. Chuyên gia thương mại điện tử không có trách nghiệm toàn bộ nội dung này. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, thì họ là người làm thực tế, hàng tuần hàng tháng đều nắm được số liệu thống kê về hiệu quả của các kế hoạch đang thực hiện. Do đó Chuyên gia thương mại điện tử cũng là người tham gia và đóng góp vào việc nghiện cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh – cung cấp số liệu cũng như tham mưu cho ban lãnh đạo. Trên cơ sở đó tư vấn cho cấp trên trong quá trình hoạch định hoặc điều chỉnh chiến lược.

chuyên gia thương mại điện tử có chức năng tham gia lên chiến lược
Chuyên gia thương mại điện tử có chức năng tham gia lên chiến lược

2. Xây dựng và quản lý nền tảng thương mại điện tử dùng để bán hàng

Mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng một số nền tảng bán hàng khác nhau, trong đó thường là có website riêng, hoặc có các gian hàng trên sàn thương mại điện tử, bán hàng thông qua các trang mạng xã hội, tiếp thị liên kết,…Chuyên gia thương mại điện tử sẽ cần thông thạo về cách thức triển khai nền tảng bán hàng đó, từ góc độ kỹ thuật lúc mới xây dựng cho tới vận hành. Khi có gì trục trặc cần nắm bắt ngay để thông báo cho các bộ phận có trách nhiệm liên quan xử lý.

chuyên gia thương mại điện tử chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý nền tảng thương mại điện tử
Chuyên gia thương mại điện tử chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý nền tảng thương mại điện tử

3. Xây dựng và triển khai các hoạt động Marketing cho nền tảng bán hàng

Xây dựng triển khai các hoạt động từ đầu phễu – thu hút khách hàng quan tâm, lần lượt các bước của hành trình khách hàng cho tới cuối phễu biến họ thành khách hàng mua hàng và khách hàng trung thành.

Thông thường tiếp thị thương mại điện tử sẽ sử dụng các hình thức Digital Marketing như sau

SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

PPC (Trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột)

Content marketing

Social Media Marketing

Affiliate Marketing

Native Advertising

Marketing Automation

Email Marketing

Online PR

Sponsored Content

Inbound Marketing

Chuyên gia thương mại điện tử không nhất thiết phải là chuyên gia trong toàn bộ các phương thức Marketing trên, nhưng cũng cần có kiến thức tổng hợp, sâu rộng để có thể lên kế hoạch sử dụng các kênh này, quản lý bộ phận bên dưới hoặc thuê ngoài để triển khai.

Chuyên gia thương mại điện tử phải triển khai các hoạt động Marketing cho nền tảng bán hàng trực tuyến
Chuyên gia thương mại điện tử phải triển khai các hoạt động Marketing cho nền tảng bán hàng trực tuyến

4. Quản lý nhân sự

Chuyên gia thương mại điện tử cần quản lý nhân viên dưới quyền của mình. Tạo động lực cho họ cống hiến và làm việc năng suất, đóng góp tích cực vào công việc chung.

5. Phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình thực hiện công việc

Chuyên gia thương mại điện tử không làm việc một mình, mà là còn tương tác với các phòng ban liên quan, là một mắt xích quan trọng trong của doanh nghiệp. Do đó tương tác hiệu quả đối với ban lãnh đạo, phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm, bộ phận tư vấn bán hàng, hậu cần, các dịch vụ thuê ngoài,…sẽ đem lại sức mạnh làm cho việc vận hành trơn tru.

chức năng phối hợp các phòng ban liên quan của chuyên gia thương mại điện tử
Chức năng phối hợp các phòng ban liên quan của chuyên gia thương mại điện tử

Bạn cần những kỹ năng gì để trở thành Chuyên gia thương mại điện tử?

Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn đã đề cập ở trên, Chuyên gia thương mại điện tử cần phải có kỹ năng phân tích, giao tiếp và tư duy phản biện.

  • Kỹ năng phân tích – Để có một chiến lược kinh doanh trực tuyến thành công cần phải phân tích dữ liệu web và lưu lượng truy cập trực tuyến, hiệu suất các kênh tiếp thị, mối quan hệ khách hàng, thông tin đối thủ cạnh tranh,… để tăng doanh số bán hàng và ROI. 
  • Giao tiếp – Một doanh nghiệp trực tuyến thành công xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Một chuyên gia Thương mại điện tử hiểu chiến lược tiếp thị nào sẽ giao tiếp tốt nhất với khách hàng bên ngoài. Còn đối với khách hàng nội bộ cũng cần có phương thức giao tiếp hiệu quả.
  • Tư duy phản biện – Các chuyên gia thương mại điện tử không đưa ra quyết định về những ý tưởng chung chung, cảm tính. Thay vào đó, họ sử dụng dữ liệu và nghiên cứu để xác định các chiến lược trực tuyến hiệu quả nhất.

4 bước để trở thành chuyên gia thương mại điện tử

Bước 1: Chuẩn bị nền tảng kiến thức sâu rộng về Kinh doanh, Marketing (nhất là Digital Markeing), Thương mại điện tử,… thông thạo tiếng Anh làm một lợi thế để cập nhật kiến thức chuyên môn và mới nhất từ các chuyên gia quốc tế.

Bước 2: Thực hành và trải nghiệm ở từng vị trí và nội dung công việc, bạn nên kinh qua hết để hiểu sâu sắc trong các quá trình:  xây dựng website/nền tảng bán hàng trực tuyến, SEO (tối ưu hóa đối với công cụ tìm kiếm), PPC (Pay per Click – quảng cáo có trả phí trên lượt truy cập của khách hàng), email Marketing, Viết Content nội dung hữu ích cho inbound Marketing, viết content bài bán hàng, bài giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, tự động hóa các quy trình trong Marketing, tối ưu hóa chuyển đổi,…

Bước 3: Trở thành chuyên gia thương mại điện tử dựa trên kinh nghiệm và va chạm thực tế, hoàn thiện kỹ năng.

Bước 4: Liên tục học hỏi và cập nhật áp dụng kiến thức mới. Luôn cải tiến quy trình công việc đạt hiệu suất cao hơn.

Trở thành chuyên gia thương mại điện tử đòi hỏi nhiều cố gắng và thách thức. Tuy nhiên cơ hội rất rộng mở trong bối cảnh số hóa nền kinh tế. Thảm đỏ chắc chắn sẽ được trải sẵn để chào đón các chuyên gia thương mại điện tử tài năng. 


Tin liên quan

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nếu việc mua một cơ sở kinh doanh hiện tại nghe có vẻ không phù hợp với bạn, bạn có thể phù hợp với quyền sở hữu nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại là gì – và làm thế nào để bạn biết liệu bạn có phù hợp...
Vũ Anh

TOP 8 phần mềm quản lý công việc nhóm miễn phí, có phí hiệu quả

Áp dụng giải pháp công nghệ để quản lý công việc nhóm với hiệu suất tăng gấp nhiều lần và thuận tiện, tại sao không? Công cụ hỗ trợ đắc lực là các phần mềm quản lý miễn phí và có phí phổ biến được nhiều đơn vị sử dụng....
Vũ Anh

10 lý do thất bại trong kinh doanh homestay phổ biến nhất

Kinh doanh homestay thất bại là điều không ai muốn, mặc dù một số người đã khá tâm huyết và dồn tâm sức cùng tiền bạc vốn liếng vào đó. Thực tế khi bắt tay vào làm vẫn cứ…thất bại! Lý do kinh doanh homestay thất bại là do đâu?...
Vũ Anh

Tìm hiểu kinh doanh homestay là gì? Có những đặc trưng gì?

Kinh doanh Homestay vài năm trở lại đây là một xu hướng rất Hot. Có những câu chuyện thành công mà ai nghe cũng mong mình được như “anh ấy” hay “cô ấy”, vì số vốn bỏ ra ít mà thu về vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi...
Vũ Anh

Top ++ cách quảng cáo thương mại điện tử hot nhất 2022

Quảng cáo có rất nhiều hình thức nhằm đưa thông điệp về thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm dịch vụ đến với đông đảo công chúng. Mục tiêu nhằm tăng độ nhận diện và tăng doanh số bán hàng sau mỗi chiến dịch.  Quảng cáo thương mại điện...
Vũ Anh

Bạn có biết khách hàng tiềm năng trong tiếp thị là gì?

Khách hàng tiềm năng thường được nhắc đến nhiều trong tiếp thị – Marketing. Hiểu rõ khách hàng tiềm năng là gì, phân biệt với một số khái niệm khác về khách hàng trong Marketing, và làm thế nào để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, chuyển đổi...
Vũ Anh