Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
Tài chính Kiến thức tài chính

Chúng ta học được gì từ thói quen tài chính của thế hệ trước?

Chúng ta học được gì từ thói quen tài chính của thế hệ trước?

Thói quen tài chính thay đổi liên tục qua các thời kỳ, những lời khuyên tài chính từ cha mẹ chúng ta đôi khi không còn đúng. Nhưng dù trải nghiệm có khác nhau, những bài học từ thế hệ đi trước vẫn phần nào giúp ích cho chúng ta trong việc quản lý tài chính cũng như dự phòng rủi ro trong tương lai.

 

Hãy tiết kiệm thường xuyên

Một số lời khuyên từ những người đi trước không bao giờ sai, ví dụ như lý thuyết ngàn đời “tiết kiệm ít, nhưng tiết kiệm thường xuyên” như bí quyết hàng đầu của thế hệ trước về việc tạo ra của cải. Shweta Jain, một nhà lập kế hoạch tài chính kiêm người sáng lập Investography, cho biết:

“Không phải là giới trẻ ngày nay không muốn tiết kiệm, họ bỏ ra nhiều tiền để tiết kiệm nhưng điều này diễn ra không thường xuyên.

thói quen tài chính

“Tiết kiệm mang lợi ích vô cùng lớn và lâu dài, hãy cố gắng tiết kiệm 20% đến 30% thu nhập của bạn” Jain nói thêm, nếu bạn cảm thấy không thể tiết kiệm hay cân nhắc giữa thu nhập so với các chi phí cần thiết, hãy tiết kiệm số tiền nhỏ, nhưng tiết kiệm thường xuyên, hàng tuần hoặc hàng tháng.

 

Nguyên tắc đầu tư

Nhiều người cho rằng, những những người thuộc thế hệ trước là những người không thích rủi ro. “Điều này không hoàn toàn đúng, bởi trong những năm 70 và 80, lãi suất từ ​​các công cụ tài chính cố định cao hơn nhiều. Vì vậy, chỉ cần bỏ tiền vào đó, họ sẽ kiếm được lợi nhuận cố định hai con số. ” Krishnan nói.

Ngày nay, với quá nhiều sự lựa chọn đầu tư, bạn phải đảm bảo đầu tư phù hợp với mục tiêu, thời hạn sở hữu và khả năng rủi ro. Ví dụ, dù đầu tư vào cổ phiếu là điều cần thiết, thì điều quan trọng không kém là phải nhận ra rằng các khoản đầu tư gắn với vốn chủ sở hữu chỉ dành riêng cho các khoản đầu tư dài hạn. Vì vậy, thay vì đầu tư một cách ngẫu nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của một cố vấn tài chính để họ có thể đề xuất các khoản đầu tư theo mục tiêu của mình.

thói quen tài chính

Ngoài ra, điều quan trọng không kém là đa dạng hóa tài sản của bạn. Tập trung đầu tư vào chỉ 1 danh mục cũng có thể là một rủi ro lớn. Khi bạn đặt cược khoản tiền lớn vào một cổ phiếu hoặc một vài cổ phiếu, rủi ro bạn mất toàn bộ khoản đầu tư của mình cũng tăng lên.

 

Thay đổi quy tắc lập ngân sách

“Ngày nay, nhiều gia đình đã chuyển từ cơ cấu thu nhập đơn sang cơ cấu thu nhập kép. Nhiều người đang kiếm tiền từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy nhiều công thức lập ngân sách không còn hiệu quả nữa, “Krishnan nói. Tuy nhiên, mục đích cốt lõi của việc lập ngân sách là bạn phải nắm rõ tiền của mình đã tiêu vào mục đích gì và bao nhiêu.

thói quen tài chính

Kết hợp giữa đầu tư và bảo hiểm

Đầu tư và bảo hiểm có hai mục đích khác nhau. Đầu tư giúp tạo ra của cải, trong khi bảo hiểm bảo vệ bạn trước những rủi ro tài chính. Do không hiểu kỹ về khái niệm này, nhiều người từ thế hệ trước đầu tư vào các bảo hiểm nhân thọ và nghĩ nó phục vụ cho cả hai mục đích. Nhưng thực tế, nó hoàn toàn gây nguy hiểm cho tài chính, bạn sẽ phải trả những khoản phí bảo hiểm khổng lồ và do đó không có đủ tiền tiết kiệm.

Giới trẻ ngày nay hiểu rõ đầu tư và bảo hiểm cũng như cách nó hoạt động. Nhưng một sai lầm mà họ mắc phải là trong khi quyết định số tiền bảo hiểm cần mua, chỉ nên mua vừa đủ nhu cầu của mình.

 

Không có thói quen quản lý tài chính nào là thực sự hoàn hảo. Hãy học hỏi từ thành công và sai lầm của những người khác và tự xây dựng một thói quen tài chính đáp ứng mục tiêu của chính bạn. The Mastro chúc bạn thành công!

Tin liên quan

Các loại chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán phái sinh chính thức ra mắt công chúng đầu tư tại Việt Nam năm 2017. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều nhà đầu tư còn băn khoăn trước khi bước vào thị trường phái sinh do đây là một công cụ tài chính khá phức tạp,...
Vũ Anh

Cách sử dụng tiền thông minh dành cho sinh viên

Là sinh viên, ai cũng từng trải qua những ngày “mỳ tôm cuối tháng”, lỡ chi quá tay dẫn đến “rỗng ví” cuối tháng. Để The Mastro mách bạn cách sử dụng tiền thông minh, vừa đủ tiêu lại vẫn có khoản tiền kiệm nhỏ hàng tháng.   Lập ngân...
Vũ Anh

Nên tiết kiệm bao nhiêu phần trăm thu nhập mỗi tháng?

Hơn cả thu nhập hay lợi nhuận đầu tư, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của bạn là yếu tố quan trọng trong việc quản lý tài chính. Vậy tiết kiệm bao nhiêu phần trăm thu nhập mỗi tháng là đủ?   Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng?...
Vũ Anh

4 bước giúp cân đối chi tiêu hiệu quả nhất

Bạn thường xuyên phải đau đầu trong việc cân đối chi tiêu, nhưng thu nhập chỉ đáp ứng đủ chi tiêu 1 tháng và bạn không thể mua thêm những thứ bạn muốn? Khi gặp trường hợp khẩn cấp cần đến tiền bạn phải đi vay mượn? Hay thậm chí...
Vũ Anh

5 bí quyết làm giàu giúp bạn ung dung nghỉ hưu sớm

Sở hữu bí quyết làm giàu để một ngày có thể tận hưởng thời gian của mình như ý muốn, mà không còn áp lực từ công việc hay tiền bạc là mong muốn của rất nhiều người. Nhưng nếu nghỉ hưu ở tầm tuổi 60, bạn có thể không...
Vũ Anh

Top 5 cuốn sách giúp xây dựng và quản lý tài chính cá nhân thông minh

Quản lý tài chính cá nhân rất quan trọng, nhất là với những bạn trẻ đang loay hoay với vấn đề tiền bạc. Sách quản lý tài chính sẽ giúp bạn có tư duy thông suốt về quản lý tiền, đầu tư, tích lũy… giúp bạn tìm ra giải pháp...
Vũ Anh