Chứng khoán phái sinh là gì? Phái sinh là gì? Thị trường và các công cụ phái sinh vận hành ra sao? Liệu đây có phải là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH LÀ GÌ?

Theo định nghĩa trích từ Luật Chứng Khoán Việt Nam 2019 (khoản 9 Điều 4)
“Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai”
Trong đó, tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh (theo Luật Chứng khoán Điều 4 khoản 10).
Hay hiểu một cách đơn giản hơn, chứng khoán phái sinh cho phép NĐT không cần thiết phải sở hữu tài sản cơ sở mà có thể đặt cược vào sự “tăng” hoặc “giảm” giá của tài sản cơ sở trong tương lai. Nếu sự thay đổi đó diễn ra đúng như dự đoán của nhà đầu tư thì sẽ có lời, ngược lại thì sẽ lỗ.
Và một điểm đặc thù là thị trường phái sinh sử dụng đòn bẩy tài chính, tức là nhà đầu tư ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định mà vẫn đặt lệnh được với số tiền lớn hơn nhiều so với vốn thực có. Điều này dẫn tới việc tăng hay giảm giá của tài sản cơ sở cũng làm cho khoản lỗ và lãi trở nên đáng kể hơn nhiều so với trên thị trường chứng khoán cơ sở.
Các công cụ phái sinh tài chính
Có 4 loại công cụ phái sinh như sau
- Hợp đồng Kỳ hạn (HĐKH): là thỏa thuận pháp lý về việc mua hoặc bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch.
- Hợp đồng Tương lai (HĐTL): bản chất giống như hợp đồng kỳ hạn nhưng được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tập trung tại các Sở Giao dịch chứng khoán.
- Hợp đồng Quyền chọn (HĐQC): là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
- Hợp đồng Hoán đổi (HĐHĐ): là thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết trong một khoảng thời gian nhất định sẽ hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại .

Tại Việt Nam, ngoài chứng khoán cơ sở, thì đã có các công cụ phái sinh, nhưng mới triển khai hai loại là
Hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số cổ phiếu VN30
Hợp đồng tương lai dựa trên trái phiếu chính phủ

Ưu điểm của giao dịch chứng khoán phái sinh là gì?
1. Giao dịch thuận tiện như chứng khoán cơ sở
Nhà đầu tư (NĐT) mở tài khoản để giao dịch chứng khoán phái sinh tại các công ty chứng khoán tương tự như mở tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở (cổ phiếu với các mã được niêm yết), cách đặt lệnh cũng thuận tiện tương tự như giao dịch cổ phiếu.
Điểm khác biệt ở đây là nhà đầu tư không sở hữu cổ phiếu mà đặt lệnh LONG nếu kỳ vọng chỉ số của Tài sản cơ sở (ví dụ VN30 index) tăng lên trong tương lai và đặt lệnh SHORT nếu kỳ vọng theo chiều ngược lại. Trong suốt thời gian từ khi đặt lệnh thành công đến ngày đáo hạn mỗi hợp đồng, nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất kỳ lúc nào để chốt lời hoặc cắt lỗ.
2. Tỷ lệ đòn bẩy cao
Giao dịch chứng khoán phái sinh nhà đầu tư “được” và “bắt buộc” sử dụng hình thức giao dịch ký quỹ. Đòn bẩy cao đồng nghĩa với tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với nếu chỉ dựa trên vốn tự có. Ở chiều ngược lại thì lỗ cũng nặng nề hơn.
3. Tính linh hoạt cao
Ở thị trường chứng khoán cơ sở, nếu thị trường giảm điểm hoặc đi ngang trong một thời gian dài, nhà đầu tư sẽ ít có cơ hội kiếm lợi nhuận. Nhưng ngay trong tình huống này vẫn có cơ hội kiếm tiền từ thị trường phái sinh khi đánh cược với xu hướng giá xuống.
4. Phòng ngừa rủi ro
Chứng khoán phái sinh là công cụ quản lý rủi ro khi giá cổ phiếu trên thị trường Chứng khoán cơ sở giảm.
SO SÁNH GIỮA GIAO DỊCH HĐTL VÀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU
Điểm tương đồng:
Giao dịch diễn ra tương tự so với giao dịch cổ phiếu gồm:
– Các phiên:giao dịch khớp lệnh định kỳ mở cửa, Khớp lệnh liên tục, giao dịch thoả thuận.
– Các loại lệnh: LO, ATO, MOK, MAK, ATC
Điểm khác biệt:

Ý QUỸ LÀ GÌ?
Ký quỹ: là việc NĐT gửi một khoản tiền hoặc chứng khoán được chấp nhận ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ
thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Ký quỹ giúp tạo ra lợi thế đòn bẩy cho NĐT.
NĐT cần quan tâm 02 tỷ lệ ký quỹ: Tỷ lệ ký quỹ ban đầu và tỷ lệ ký quỹ duy trì.
Ví dụ:
NĐT quyết định mua 10 HĐTL chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 1/2019, mã HĐ VN30F1901. Giá giao
dịch hiện tại của HĐTL là 912. Hệ số nhân của hợp đồng là 100.000 đồng. Tỷ lệ ký quỹ là 13%. Phí
giao dịch và thuế giao dịch = 0 đồng
Giá trị hợp đồng của NĐT= 912 * 10 * 100.000 = 912.000.000 VNĐ
Số tiền NĐT phải ký quỹ = 912.000.000 * 13% = 118.560.000 VNĐ
Giả sử giá HĐTL tăng lên 922 điểm. Tiền lãi VM NĐT được nhận như sau
Lãi VM = (922 – 912 ) * 10 * 100.000 = 10.000.000 VNĐ
Tỷ suất sinh lời thông thường = 10.000.000 / 912.000.000 = 1.09%
Tỷ suất sinh lời giao dịch PS = 10.000.000/118.560.000 = 8.4%
VỊ THẾ LÀ GÌ?
Vị thế một chứng khoán phái sinh (CKPS) tại một thời điểm là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng
khoán phái sinh còn hiệu lực mà NĐT đang nắm giữ tính đến thời điểm đó.
Trong giao dịch hợp đồng tương lai (HĐTL), vị thế một CKPS bao gồm vị thế mua và vị thế bán.
Vị thế mua: Khi NĐT kỳ vọng giá của tài sản cơ sở (ví dụ chỉ số VN30 Index) sẽ tăng trong tương lai,
nhà đầu tư sẽ mua hợp đồng, được gọi là mở vị thế mua hay tham gia vị thế mua (bên mua). Để đóng vị thế NĐT phải bán hợp đồng đi hoặc nắm giữ vị thế đến khi đáo hạn.
Vị thế bán: Khi NĐT là người đang nắm giữ tài sản cơ sở, cho rằng giá của tài sản cơ sở sẽ giảm trong tương lai, sẽ bán hợp đồng và được gọi là mở vị thế bán hay tham gia vị thế bán (bên bán). Để đóng vị thế NĐT phải mua hợp đồng lại hợp đồng hoặc nắm giữ vị thế đến khi đáo hạn.
Giới hạn vị thế một CKPS là vị thế ròng tối đa của CKPS, hoặc của các CKPS khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà NĐT được quyền nắm giữ tại một thời điểm. Giới hạn vị thế nhằm ngăn ngừa một cá nhân, tổ chức nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn. Hạn chế những ảnh hưởng tới việc giao
dịch của chứng khoán phái sinh, giúp duy trì ổn định thị trường. Qua đó, đảm bảo sự công bằng và quyền lợi NĐT khi tham gia chứng khoán phái sinh.
đó hoặc giá
lý thuyết trong ngày giao dịch đầu tiên.
Giới hạn lệnh 500 hợp đồng / lệnh
Giới hạn vị thế NĐT cá nhân: 5.000 hợp đồng
NĐT tổ chức: 10.000 hợp đồng
CÁCH TÍNH LỢI NHUẬN TRONG GIAO DỊCH HĐTL
Giả sử các thông số giao dịch như bảng dưới đây

Tình huống: Nếu nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ tăng điểm, nhà đầu tư quyết định mua ( LONG ) 10 HĐTL
ở mức giá giao dịch là 930 điểm. Nếu nhà đầu tư kỳ vọng thị trường giảm điểm, nhà đầu tư quyết định SHORT
10 HĐTL. Giả sử thị trường biến động 20 điểm theo đúng dự đoán của NĐT

THANH TOÁN LÃI/LỖ HÀNG NGÀY NHƯ THẾ NÀO?
– Lãi/lỗ vị thế của nhà đầu tư sẽ được thanh toán hàng ngày.
– Tại ngày T+1:
Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của NĐT lãi ròng: Nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi
phát sinh kể từ đầu giờ sáng.
Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của NĐT lỗ ròng: Nhà đầu tư sẽ phải thanh toán đầy đủ
toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất trước 9h00 sáng.
– Với những hợp đồng mở mới trong ngày:
Lãi/lỗ vị thế mở = (Giá thanh toán cuối ngày – Giá giao dịch) * Hệ số nhân * Số lượng hợp đồng
– Với những hợp đồng đang nắm giữ:
Lãi/lỗ vị thế đã có = (Giá thanh toán cuối ngày – Giá thanh toán cuối ngày liền trước) * Hệ số nhân * Số lượng hợp đồng