Được mệnh danh là “Invisible hand” giúp ổn định và phát triển kinh tế, chính sách tài khóa xuất hiện nhiều trên các diễn đàn kinh tế gần đây, nhất là khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Chính sách tài khóa là gì? Chính sách tài khóa mở rộng là gì? Câu trả lời sẽ được The Mastro bật mí ngay dưới đây!
-> Nội dung liên quan: Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?
Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là một công cụ của chính sách vĩ mô tác động vào các hoạt động kinh tế, Chính phủ can thiệp bằng một số biện pháp như: thay đổi chi tiêu chính phủ hoặc thuế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bình ổn giá và kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, chỉ có Chính phủ – chính quyền cấp Trung ương mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa, chính quyền địa phương không có quyền hành này.
-> Nên xem: ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH LÀ GÌ – VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH?
Công cụ của chính sách tài khóa
Với chính sách tài khoá, chính phủ sử dụng hai công cụ chủ yếu là chi tiêu chính phủ (Government Spending) và thuế (Tax).
Chi tiêu chính phủ
Công cụ này bao gồm hai loại: Chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng.
Chi tiêu mua hàng hoá dịch vụ: chính phủ dùng ngân sách nhà nước để trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, mua vũ khí, mua thiết bị đồ dùng thiết yếu… Việc chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ tương đối ảnh hưởng đến quy mô khu vực công trong tổng sản phẩm quốc nội – tức GDP so với khu vực tư nhân.
Khi chính phủ tăng hay giảm khoản chi này sẽ gây nên tác động đến tổng cầu theo cấp số nhân. Chính phủ chi cho mua sắm hơn một đồng thì sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chính phủ mua giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp nhanh hơn. Bởi vậy, khoản này được xem như một công cụ điều chỉnh tổng cầu.
Chi chuyển nhượng: Là khi Chính phủ chi các khoản trợ cấp cho các đối tượng chính sách: hộ nghèo hoặc nhóm dân cư dễ bị tổn thương khác trong xã hội. Do ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân nên chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu. Khi chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên, qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng tổng cầu.
-> Nên xem ngay: HNX30 INDEX LÀ GÌ
Thuế
Hiện tại có rất nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… nhưng thuế được chia làm 2 loại cơ bản sau:
- Thuế trực thu (direct taxes) là loại thuế tính trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân
- Thuế gián thu (indirect taxes) là loại thuế thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế, đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông.
Nói chung, Chính phủ dùng thuế để tác động lên một nền kinh tế bằng cách ban hành chính sách thuế theo hai cách:
- Tăng thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cá nhân giảm xuống. Điều này khiến tổng cầu giảm và GDP giảm, trái ngược với chi chuyển nhượng.
- Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến hành vi và động cơ tiêu dùng của từng cá nhân.
Chính sách tài khóa mở rộng là gì?
Chính sách tài khóa mở rộng (hay chính sách tài khóa thâm hụt) được áp dụng khi nền kinh tế quốc gia suy thoái, chính phủ tăng mức chi tiêu nhưng không tăng nguồn thu, giảm nguồn thu từ thuế nhưng không giảm chi tiêu; hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu từ thuế. Chính sách này giúp kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, chính sách tài khóa mở rộng cần được chính phủ kiểm soát chặt chẽ để tránh dẫn đến tình trạng lạm phát.
-> Xem thêm: Nên mua chung cư hay mua Nhà Đất?
Chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô. Đây thực sự là một công cụ hữu ích, được ví như “một bàn tay vô hình” của Chính phủ giúp điều chỉnh và định hướng phát triển kinh tế của một đất nước.