Thứ Bảy, Tháng Sáu 10, 2023
Kiến thức tài chính Tài chính

Cách sử dụng tiền thông minh dành cho sinh viên

Cách sử dụng tiền thông minh dành cho sinh viên

Là sinh viên, ai cũng từng trải qua những ngày “mỳ tôm cuối tháng”, lỡ chi quá tay dẫn đến “rỗng ví” cuối tháng. Để The Mastro mách bạn cách sử dụng tiền thông minh, vừa đủ tiêu lại vẫn có khoản tiền kiệm nhỏ hàng tháng.

 

Lập ngân sách

Hãy ước tính thu nhập và chi phí hàng tháng của bạn, liên tục cập nhật ngân sách của bạn khi các khoản chi của bạn thay đổi. Bạn cũng có thể ghi nhật ký để theo dõi chi tiêu. Biết được mình đang chi tiền cho khoản gì và bao nhiêu giúp hình thành thói quen chi tiêu tốt hơn.

Cách sử dụng tiền thông minh dành cho sinh viên

 

Chỉ mua những thứ bạn thực sự cần

Hãy đưa ra quyết định chi trả dựa trên nhu cầu của bạn. Đừng mua những đồ dùng học tập không cần thiết chỉ vì nó đang được giảm giá.

 

Tận dụng các ưu đãi giảm giá cho sinh viên

Nhiều thương hiệu và cửa hàng áp dụng giảm giá cho sinh viên nếu bạn xuất trình thẻ sinh viên. Tận dụng các đợt giảm giá như vậy bất cứ khi nào bạn đi mua sắm, đặc biệt nếu bạn đang mua thứ đắt tiền như máy tính xách tay hoặc điện thoại.

 

Tìm kiếm công việc bán thời gian

Một công việc bán thời gian là một cách tuyệt vời để kiếm thêm tiền, đặc biệt nếu bạn có thể cân bằng thời gian học và làm thêm của mình một cách hợp lý. Hiện nay có rất nhiều công ty trả lương cho sinh viên thực tập. Đây là cách hiệu quả nhất để tích lũy kinh nghiệm cũng như kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống.

Mua lại giáo trình từ anh chị khóa trên

Sinh viên thường phải chi rất nhiều tiền cho sách vở, giáo trình. Bạn có thể tìm mua sách cũ trên mạng hoặc mua lại sách từ anh chị khóa trên. Ngày nay sách điện tử cũng rất phổ biến, hầu hết có sẵn và miễn phí.

 

Tự nấu ăn ở nhà

Hạn chế ăn nhà hàng hoặc gọi đồ ăn từ bên ngoài. Với lịch học dày đặc, sinh viên thường hay gọi đồ ăn ngoài cho nhanh và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, ăn ngoài thì lại tốn kém hơn mua đồ và tự chế biến tại nhà rất nhiều.

 

Cắt giảm các khoản giải trí không cần thiết

Bạn chọn hút thuốc, uống rượu, hay tiệc tùng để giải trí, những thú vui này vừa gây hại cho sức khỏe của bạn lại vừa khá tốn tiền. Tìm ra những cách giải trí khác cho bản thân như thử giao lưu với mọi người trong lớp hay trong trường của bạn.

 

Sử dụng phương tiện đi lại tiết kiệm hơn

Việc đi lại bằng xe riêng cũng tốn rất nhiều tiền của sinh viên: xăng xe, sửa chữa bảo dưỡng xe… Mặc dù tiện và nhanh hơn, nhưng đi xe riêng thường tốn nhiều tiền do giá cả cao và hay biến động. Hãy thử sử dụng các phương tiện giao thông thay thế như xe công cộng, đi chung taxi, đạp xe hoặc đi bộ trong khoảng cách ngắn. Bạn cũng có thể giảm ô nhiễm môi trường theo cách này.

Cách sử dụng tiền thông minh dành cho sinh viên

 

Tham gia đầy đủ các buổi học

Học phí đại học nhìn chung khá cao. Một số sinh viên thậm chí còn phải nhận các khoản vay dành cho sinh viên để học đại học. Bằng việc không tham gia đầy đủ các buổi học, bạn chỉ đơn giản là đang lãng phí số tiền bạn đã bỏ ra. Vì vậy, hãy nhớ đi học đầy đủ để không lãng phí tiền cũng như phải tham gia thêm các lớp học bổ túc.

 

Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng

Mở một tài khoản tiết kiệm để tiết kiệm một chút tiền hàng tháng. Hãy tìm chọn một ngân hàng cung cấp số tiền lãi tiết kiệm tốt hoặc cũng có thể chọn một khoản tiền gửi cố định. Bằng cách này, bạn có thể có thêm một khoản tiền lớn cho tương lai của mình mà cũng không có nhiều tiền dư, tránh chi tiêu quá đà.

 

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có kế hoạch chi tiêu khoa học hơn và có được khoản tiết kiệm nhỏ cho riêng mình. The Mastro chúc bạn thành công!

Tin liên quan

Cách tạo ngân sách như những triệu phú

Bạn cho rằng triệu phú là những người vốn được sinh ra trong sự giàu có? Nhưng không, các triệu phú cũng làm việc như người bình thường để đạt được vị trí hiện tại của họ. Tham khảo ngay cách tạo ngân sách dưới đây để quản lý tài...
Vũ Anh

Chúng ta học được gì từ thói quen tài chính của thế hệ trước?

Thói quen tài chính thay đổi liên tục qua các thời kỳ, những lời khuyên tài chính từ cha mẹ chúng ta đôi khi không còn đúng. Nhưng dù trải nghiệm có khác nhau, những bài học từ thế hệ đi trước vẫn phần nào giúp ích cho chúng ta...
Vũ Anh

5 bước tạo ngân sách hàng tháng hợp lý cho hộ gia đình

Lập ngân sách là một phần quan trọng của một nền tảng tài chính vững chắc. Có ngân sách hàng tháng giúp bạn quản lý tiền bạc, kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm tiền nhiều hơn và trả hết nợ. Nếu không biết chính xác về số tiền cũng mục...
Vũ Anh

Nên tiết kiệm bao nhiêu phần trăm thu nhập mỗi tháng?

Hơn cả thu nhập hay lợi nhuận đầu tư, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của bạn là yếu tố quan trọng trong việc quản lý tài chính. Vậy tiết kiệm bao nhiêu phần trăm thu nhập mỗi tháng là đủ?   Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng?...
Vũ Anh

5 bí quyết làm giàu giúp bạn ung dung nghỉ hưu sớm

Sở hữu bí quyết làm giàu để một ngày có thể tận hưởng thời gian của mình như ý muốn, mà không còn áp lực từ công việc hay tiền bạc là mong muốn của rất nhiều người. Nhưng nếu nghỉ hưu ở tầm tuổi 60, bạn có thể không...
Vũ Anh

Kakeibo – Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật

Kakeibo là phương pháp quản lý tài chính rất nổi tiếng của người Nhật. Phương pháp quản lý đơn giản này đã giúp mỗi người Nhật tiết kiệm được khoảng 35% chi tiêu của mình trong 1 năm. Vậy Kakeibo là gì và cách áp dụng Kakeibo như thế nào...
Vũ Anh