Breakout trong chứng khoán là thuật ngữ chỉ các cơ hội mua vào cổ phiếu của nhà đầu tư khi xu hướng thị trường bền vững và giá cổ phiếu liên tục tăng vượt đỉnh. Xác định đúng điểm breakout sẽ giúp bạn dành được nhiều cơ hội lợi nhuận hấp dẫn. Hãy cùng The Mastro tìm hiểu breakout là gì trong chứng khoán và các dấu hiệu để nhận biết breakout trong chứng khoán là gì.
👉👉👉 Bài viết liên quan: Lệnh Ato trong chứng khoán là gì?
BREAKOUT TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?
Thuật ngữ Break out trong chứng khoán là hiện tượng giá cổ phiếu tiếp tục tăng và vượt khỏi vùng đỉnh (kháng cự) hay giảm phá vỡ đáy cũ (hỗ trợ) trước đó trên đồ thị giá. Đây là trường hợp mà đường giá đi lên và vượt qua mức kháng cự tạo bởi đỉnh trước, lúc này mức kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ mới. Sau thời điểm vượt thành công (đường giá có thể quay đầu thử nghiệm lại hỗ trợ nhưng vẫn bật tăng), xu thế tăng (uptrend) được hình thành rõ nét.
Breakout trong chứng khoán được xem là phương pháp giao dịch theo đà và xu hướng hiện tại của giá, với kỳ vọng sau khi vượt qua kháng cự hoặc đâm thủng hỗ trợ, giá sẽ tiếp tục đi theo quán tính tăng hoặc giảm sau đó. Các điểm breakout xảy ra với khối lượng lớn so với khối lượng bình thường cho thấy niềm tin lớn hơn, có nghĩa là giá có nhiều khả năng có xu hướng theo hướng đó.
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang đi theo trường phái break vượt đỉnh, họ chờ thị trường hoặc cổ phiếu vượt đỉnh rồi mới mua vào. Họ nghĩ đơn giản rằng khi 1 cổ phiếu vượt đỉnh thì phía trước sẽ có nhiều cơ hội, không còn kháng cự, đỉnh cũ và cổ phiếu sẽ đi lên.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng breakout sai (false breakout), xảy ra trong phiên hoặc kể cả khi đóng cửa phiên mà tạo tín hiệu breakout, tuy nhiên sau đó đảo ngược xu hướng, các nhà đầu tư vào lệnh theo các tín hiệu sai nên phải chịu thua lỗ vì giá diễn biến không đúng kỳ vọng.
👉👉👉 Xem Ngay: Margin trong chứng khoán là gì?
DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT BREAKOUT TRONG CHỨNG KHOÁN
- Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc nhận biết đúng breakout
Sử dụng giá đóng cửa, có thể là nến giờ, nến ngày hay nên tuần phụ thuộc vào khung giờ giao dịch mà bạn lựa chọn là điều rất quan trọng khi theo chiến lược breakout. So với giá đang khớp (realtime trên bảng điện tử) thì giá đóng cửa sẽ có mức tin cậy cao hơn vì đây là giá cuối cùng trong khung thời gian đó mà bên mua và bán bán cân bằng với nhau. Ngưỡng lọc (threshold) cho điểm break là mức độ thường xuyên qua ngưỡng kháng cự/hỗ trợ theo chiều breakout mà giá đạt được. Bạn nên đặt ra các ngưỡng lọc để nâng cao tính chính xác và tránh những tín hiệu nhiễu.
- Xác nhận breakout bằng cách sử dụng thanh khoản
Thực tế, giao dịch breakout được hiểu đơn giản nhất là việc bạn chấp nhận “phóng lao theo lao” theo xu hướng hiện tại, mua chứng khoán giá cao rồi bán với mức giá cao hơn. Vì vậy, xu hướng phải rất mạnh mới làm các nhà đầu tư chấp nhận mua đuổi. Dó đó, tính thanh khoán chính là yếu tố kỹ thuật xác định được tiền vào thị trường có khỏe không, cầu mua lên hay cung bán xuống.
Với nến breakout, cả chiều lên và chiều xuống sẽ có tính chính xác có hơn nếu có sự xác nhận của thanh khoản, cụ thể ở đây là sự gia tăng của thanh khoản. Theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp về sự so sánh chiều tăng giá, phiên phá vỡ kháng cự phải kèm theo thanh khoản > 50% so với bình quân 20 phiên thì dễ là breakout. Giá càng tăng mạnh, thanh khoản càng cao là tín hiệu đáng tin cậy.
👉👉👉 Bài Hay: Top khóa học đầu tư chứng khoán cho người mới
- Dùng các chỉ báo xác nhận breakout
Sự xác nhận của các chỉ báo đối với breakout hay các kỹ thuật khác đều là yếu tố quan trọng. Theo chiều tăng, nếu giá tăng break kháng cự nhưng đi kèm với phân kỳ âm, đây là tín hiệu cần đặt nghi vấn. Trái lại, theo chiều giảm, giá phá vỡ hỗ trợ, đi kèm với một phân kỳ dương. Hãy cân nhắc trước khi đưa ra quyết định trong giao dịch giá xuống và xác nhận lại thông tin từ các công cụ khác.
HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG BREAKOUT TRONG CHỨNG KHOÁN
Các nhà giao dịch sử dụng breakout để bắt đầu giao dịch thường sử dụng lệnh cắt lỗ trong trường hợp breakout không thành công. Trong trường hợp tiếp tục bứt phá tăng giá, lệnh cắt lỗ thường được đặt ngay dưới mức kháng cự. Trong trường hợp xảy ra một đột phá giảm giá, lệnh cắt lỗ thường được đặt ngay trên mức hỗ trợ đã bị phá vỡ.
- Vấn đề chính là breakout không thành công. Giá thường sẽ vượt ra ngoài ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ, thu hút các nhà giao dịch đột phá. Sau đó, giá sẽ đảo chiều và không tiếp tục di chuyển theo hướng đột phá. Điều này có thể xảy ra nhiều lần trước khi một đột phá thực sự xảy ra.
- Các mức hỗ trợ và kháng cự mang tính chủ quan. Không phải ai cũng quan tâm đến các mức hỗ trợ và kháng cự giống nhau. Đây là lý do tại sao việc xem âm lượng lại hữu ích. Sự gia tăng về khối lượng khi đột phá cho thấy mức độ là quan trọng. Thiếu khối lượng cho thấy mức độ không quan trọng hoặc các nhà giao dịch lớn (những người tạo ra khối lượng lớn) chưa sẵn sàng tham gia.
👉👉👉 Xem Thêm: Top các loại chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Giao dịch breakout được sử dụng bởi các nhà đầu tư tích cực để có một vị trí trong giai đoạn đầu của xu hướng. Nói chung, chiến lược này có thể là điểm khởi đầu cho các động thái giá lớn, khi sự biến động mở rộng và khi được quản lý đúng cách, có thể hạn chế được những rủi ro giảm giá. The Mastro hy vọng bài viết này có thể trả lời câu hỏi của bạn về điểm breakout trong chứng khoán là gì và dấu hiệu nhận biết breakout trong chứng khoán đúng để có những tính toán phù hợp khi đầu tư chứng khoán. Chúc bạn thành công!
Nguồn tổng hợp: https://themastro.com/