Blockchain là một công cụ lý tưởng giúp cung cấp thông tin ngay lập tức, được chia sẻ hoàn toàn công khai và minh bạch. Bài viết sau dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về thuật ngữ này.
Blockchain là một trong những thuật ngữ hay được nhắc đến trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, bất động sản, logistics… Đặc biệt, Blockchain lại rất quen thuộc và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các tín đồ trong thế giới tiền điện tử. Vậy Blockchain là gì? Cách thức hoạt động của Blockchain ra sao?
Khái niệm của Blockchain
Blockchain được định nghĩa là các khối, chuỗi có cơ sở dữ liệu cụ thể (tập hợp thông tin được lưu trữ dưới dạng điện tử trên hệ thống máy tính). Các Blockchain lưu trữ dữ liệu trong các khối sau đó sẽ liên kết với nhau.
Khi dữ liệu mới thì nó sáp nhập lại thành một khối. Chức năng của các khối này có thể truyền tải dữ liệu dựa trên hệ thống mã hóa phức tạp, được xem như là một cuốn sổ kế toán của công ty, một công cụ dùng để kiểm soát chặt chẽ và ghi chép lại mọi giao dịch người sử dụng đã thực hiện.
Blockchain là một công cụ lý tưởng để cung cấp thông tin đó vì nó cung cấp thông tin ngay lập tức, được chia sẻ hoàn toàn công khai và minh bạch được lưu trữ trên một sổ cái và chỉ có quyền được truy cập bởi các thành viên được ủy quyền. Một mạng blockchain có thể theo dõi chi tiết mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Khi sử dụng Blockchain, người dùng có thể xem tất cả các thông tin về giao dịch đang diễn ra từ đầu đến cuối. Điều này giúp họ có thể tiếp cận và nắm bắt được lượng thông tin chính xác.
Nguyên lý hoạt động của Blockchain
Không phải ngẫu nhiên mà cái tên Blockchain được ra đời: Sổ kế toán là sổ thường được miêu tả là một “chuỗi” được tạo thành từ các “khối” dữ liệu riêng lẻ. Khi dữ liệu mới được thêm vào mạng định kỳ, một “khối” mới sẽ được tạo và gán vào “chuỗi”. Điều này liên quan đến việc tất cả các nút cập nhật phiên bản sổ cái blockchain của họ để giống hệt nhau.
Lý do tại sao các khối mới này được tạo ra là chìa khóa giải thích blockchain được coi là an toàn cao là nhờ phần lớn dựa vào các nút phải xác thực và chứng minh tính hợp pháp của dữ liệu mới trước khi một khối mới có thể được thêm vào sổ cái.
Đối với Bitcoin, mỗi cá nhân sẽ sở hữu tài khoản nhất định và theo dõi các giao dịch phát sinh thông qua một “cuốn sổ kế toán” chúng có thể liên quan đến việc đảm bảo rằng các giao dịch mới trong một khối không phải là gian lận hoặc tiền chưa được sử dụng nhiều hơn một lần.
Đối với cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính độc lập, chúng ta chỉ biết những giao dịch và số dư tài khoản cá nhân của mình nhưng trên Blockchain của bitcoin lại là nơi mọi người có thể xem công khai tất cả các các giao dịch của mọi người có thể thực hiện các thay đổi mà không cần giám sát của bên thứ ba.
Không những vậy, các giao dịch thường được bảo mật bằng mật mã, có nghĩa là các nút cần giải các phương trình toán học phức tạp để xử lý một giao dịch. Nhờ sử dụng cách bảo mật thông qua các hãm mã hóa đặc biệt này nên Blockchain đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Blockchain tồn tại dưới hai dạng: công khai và riêng. Đối với blockchain công khai, mọi đối tượng và bất kỳ ai cũng có thể tham gia, nghĩa là mọi người đều có thể xem tài liệu về giao dịch trên blockchain. Nhưng điểm đáng lưu ý ở đây là không hề dễ dàng để thay đổi các giao dịch được đăng nhập trong một blockchain công khai vì không có cơ quan quyền lực hay đại diện bên thứ ba có thể kiểm soát các nút đó.
Đối với giao dịch bằng khóa riêng tư, một blockchain chỉ được giám sát bởi một cá thể hay tổ chức nhất định nên duy nhất đối tượng đó mới có quyền đưa lựa chọn muốn mời ai vào hệ thống và chỉ một mình cá thể đó mới có thể kiểm tra người gửi và người xác nhận giao dịch. Blockchain riêng tư này cũng giống như một hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ nhằm giúp tăng tính bảo mật.
Với những đặc điểm vượt trội cùng với nguyên lý hoạt động có liên kết vô cùng chặt chẽ, Blockchain đã mang lại sự an toàn và bảo mật tuyệt đối cho người sử dụng và trở thành một trong những công nghệ hiện đại góp phần giúp cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp và tiện lợi hơn.