Chúng ta có thể từng nghe về các thuật ngữ như mô hình B2B, hay mô hình kinh doanh B2B, B2C, C2C,…Vậy để hiểu rõ mô hình B2B là gì và các yếu tố liên quan của nó, hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mô hình B2B là gì?
Định nghĩa “mô hình B2B là gì ? ”
Đó là mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp mà hoạt động của họ là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà không liên quan trực tiếp tới người tiêu dùng là cá nhân. “B2B” cũng là để chỉ mối liên hệ giữa hai doanh nghiệp cung cấp và sử dụng sản phẩm – dịch vụ trong trường hợp như thế này.
Trong chuỗi cung ứng các Mô hình kinh doanh B2B hiện diện như thế nào?
Mô hình B2B trong chuỗi cung ứng sản phẩm hữu hình
Trong chuỗi cung ứng hàng hóa, Mô hình kinh doanh B2B có mặt phổ biến là khi các công ty mua nguyên vật liệu thô để chế biến thành thành phẩm hoặc mua thành phẩm, các linh kiện, thành phần để phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm cuối cùng để bán ra thị trường cho người tiêu dùng cuối.
Tùy theo đặc thù sản phẩm mà mô hình kinh doanh B2B xuất hiện ở nhiều hay ít đoạn trong chuỗi cung ứng:
Ví dụ:
Một công ty khai thác dầu mỏ bán hàng cho công ty sản xuất các chế phẩm dầu mỏ (Mô hình kinh doanh B2B)
Công ty sản xuất từ dầu thô ra các chế phẩm dầu mỏ như xăng, dầu diezen, dầu Mazut, dầu hỏa, ..các sản phẩm này có thể lại cung cấp cho một công ty khác như công ty trong ngành công nghiệp, vận tải, cơ khí,..(vẫn là Mô hình B2B)
Những ứng dụng thú vị có thành phần tham gia của dầu mỏ như : Tất da chân, Sáp màu, Mỹ phẩm, Kẹo cao su,..được các công ty sản xuất ra, sau đó công ty này lại bán cho các hãng bán lẻ (rồi mới đến tay khách hàng cá nhân) thì đó vẫn tiếp tục là B2B. Nếu nhà sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì đó là B2C (Business to Consumer).
Lưu ý rằng có những công ty kết hợp cả bán buôn và bán lẻ (B2B và B2C hỗn hợp)
Mô hình B2B dịch vụ
Những công ty cung cấp cho doanh nghiệp khác các dịch vụ sau:
– Dịch vụ Marketing – Marketing Agency
– Thiết kế đồ họa
– Luật doanh nghiệp
– Dịch vụ kế toán – tài chính
– Dịch vụ an ninh-bảo an
– Bảo hiểm
– Lắp đặt sửa chữa trang thiết bị văn phòng
– ….
Nhưng nếu công ty khác cung cấp các dịch vụ tương tự cho người tiêu dùng cá nhân thì không gọi là B2B.
So sánh Mô hình B2B và B2C
Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh B2B ta nên xem xét điểm khác biệt chính giữa mô hình kinh doanh B2B và B2C (Business to Consumer: người tiêu dùng cuối cùng)
Yếu tố so sánh |
Mô hình B2B |
Mô hìnhB2C |
Định nghĩa | Doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ cho doanh nghiệp | Doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng |
Khách hàng | Doanh nghiệp, tổ chức | Người dùng cuối là cá nhân |
Tập trung đến đối tượng | Mối quan hệ | Sản phẩm/dịch vụ |
Khối lượng hàng hóa | Lớn | Nhỏ |
Mối quan hệ | Nhà cung cấp (nguyên vật liệu)- Nhà sản xuất
Nhà sản xuất- Nhà bán buôn Nhà sản xuất- Nhà bán lẻ Nhà bán buôn-Nhà bán lẻ |
Nhà bán lẻ- Người tiêu dùng |
Chu kỳ mua bán | Dài | Ngắn |
Lý do ra quyết định | Dựa trên nhu cầu, được lên kế hoạch, qua quá trình lựa chọn đánh giá nhà cung cấp cẩn thận | Mong muốn, có thể là mong muốn tức thời hoặc cảm xúc muốn mua hàng hóa dịch vụ do tác động của quảng cáo tiếp thị |
Tạo giá trị thương hiệu chủ yếu dựa vào | Sự tin tưởng sau khi đánh giá và duy trì mối quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau. | Quảng cáo, khuyến mãi, chất lượng, giá cả |
Đặc điểm của Các mô hình B2B phổ biến
Mô hình kinh doanh B2B sản phẩm hữu hình
Những công ty hoạt động theo mô hình B2B kinh doanh sản phẩm hữu hình sẽ có văn phòng, nhà xưởng với chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất, máy móc …cao hơn so với các loại hình kinh doanh khác. Ngoài ra doanh nghiệp còn cần quan tâm tới đóng gói hàng hóa, lưu kho, vận chuyển…
Mô hình B2B dịch vụ
Với mô hình B2B dịch vụ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể có văn phòng trụ sở như dịch vụ Bảo vệ để tiếp nhận yêu cầu và tương tác với khách hàng khi cần. Tuy nhiên có những doanh nghiệp như Marketing Agency hay thiết kế đồ họa thì thậm chí chỉ cần hoạt động trên nền tảng Online.
Các doanh nghiệp với mô hình B2B dịch vụ yêu cầu vốn bỏ ra nhỏ hơn so với mảng sản phẩm hữu hình. Tuy nhiên yêu cầu về kiến thức chuyên môn sâu và tay nghề phải rất cao mới có thể cạnh tranh để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp một cách uy tín.
Mô hình kinh doanh B2B cung cấp phần mềm
Nó nằm giữa hai loại trên vừa là sản phẩm vừa là dịch vụ vì thế được xếp nhóm riêng. Sản phẩm cung cấp là:
Phần mềm chăm sóc khách hàng
Phần mềm quản lý khách hàng
Phần mềm lập hóa đơn
…
Chi phí cho việc duy trì và quản lý server lẫn hosting thường khá cao
Yêu cầu tốc độ hỗ trợ chăm sóc khách hàng nhanh chóng
Cần có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Cần cập nhật liên tục trước các thay đổi của thị trường.
Chủ đề có thể bạn quan tâm: Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử https://themastro.com/cac-mo-hinh-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-noi-bat/
Các doanh nghiệp hoạt động với Mô hình B2B sẽ có những đặc trưng riêng với cơ hội và thách thức của họ
Cơ hội
Khách hàng là doanh nghiệp – tổ chức nên ngân sách mua hàng lớn, khi đã có khách hàng trung thành thì tần suất mua lặp lại cao. Do đó khả năng thu được tỷ lệ lợi nhận cao trên một đơn vị doanh thu.
Thách thức
Để có được đơn hàng đầu tiên với một doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh doanh B2B thì sự cạnh tranh khá khốc liệt vì bên mua hàng thường có nhiều kinh nghiệm và họ đưa lên bàn cân để đánh giá kỹ càng một nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác. Sao cho có khả năng tối đa hóa giá trị và tối thiểu hóa chi phí cho họ đi kèm với dịch vụ tốt thông suốt.
Sau những đơn hàng trót lọt đầu tiên thì chưa dừng lại ở đó mà cần kiên trì và kiên trì. Doanh nghiệp đi theo Mô hình B2B luôn cần chú trọng duy trì được lòng trung thành của khách hàng bằng cách: duy trì phong độ tốt, thường xuyên cải tiến sản phẩm dịch vụ, nghe ngóng thị trường, đảo mắt quan sát các đối thủ cạnh tranh hòng ngăn ngừa tình huống bị “vít ga vượt mặt”.
Trong quá trình vận hành cần Quản lý dòng tiền chặt chẽ vì các doanh nghiệp mua hàng thường không thanh toán trả trước 100% mà có thể thanh toán từng giai đoạn, cũng có thể là trả sau.
Vì vậy có nhiều công ty với mô hình kinh doanh B2B đã “vỡ trận” do quản lý không tốt dẫn đến doanh thu có trên giấy tờ mà không có lợi nhuận thực tế do bị chiếm dụng vốn, cạn kiệt dòng tiền mặt phục vụ cho vận hành thường xuyên của doanh nghiệp.
Chiến lược Marketing của doanh nghiệp B2B
Các gợi ý sáng giá ở lĩnh vực Marketing – là lĩnh vực quan trọng sống còn của doanh nghiệp
Kênh Online
+ Cần đầu tư một trang web kinh doanh chuyên nghiệp thuận tiện với người sử dụng. Tác dụng:
- Qua đó khách hàng tiềm năng đánh giá được sơ bộ và gây thiện cảm ban đầu cho họ cũng như đánh giá được dịch vụ giữa các nhà cung cấp.Khách hàng dễ dàng truy cứu thông tin sản phẩm dịch vụ trong quá trình đặt hàng, sử dụng, hỗ trợ sau bán.
- Đẩy SEO – tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm trên Internet cho phép doanh nghiệp có cơ hội xuất hiện tốt với khách hàng.
+ Nâng cao nhận diện thương hiệu doanh nghiệp với mô hình B2B của mình nổi bật bằng đa kênh trên Internet (Facebook, Instragram,….)
Ngoài ra các kênh Marketing truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị với doanh nghiệp B2B
- Quảng cáo trên các ấn phẩm báo, tạp chí thương mại và ngành.
- Tham gia các sự kiện triển lãm hội nghị hội thảo.
- Tiếp cận trực tiếp người chủ doanh nghiệp hoặc những người có thẩm quyền ra quyết định mua hàng hóa dịch vụ để thuyết phục họ.
Điểm mấu chốt trọng tâm của chiến dịch Marketing là thể hiện được giá trị nổi bật của sản phẩm mình bán, dễ dàng cạnh tranh phân phối, có lợi nhuận tốt. Về dịch vụ cung cấp – hữu hiệu nhất khi đó là một lời hứa hẹn tối ưu hóa quy trình cho công ty khách hàng, tăng sự tiện lợi, giảm chi phí.
Trên đây là những thông tin cần thiết để hiểu Mô hình B2B là gì và phác họa ra tổng thể về mô hình kinh doanh B2B. Hy vọng TheMastro đã đem lại những thông tin bổ ích tới quý bạn đọc.