Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
Tài chính Kiến thức tài chính

6 bước tạo ngân sách gia đình hiệu quả nhất

6 bước tạo ngân sách gia đình hiệu quả nhất

Gần 60% người dân Mỹ nói rằng họ không theo dõi chi tiêu và cứ 5 người thì có 2 người chưa bao giờ lập ngân sách gia đình, theo một báo cáo năm 2019 từ CFP – Certified Financial Planner Board of Standards. Trong nghiên cứu của mình, tổ chức này đã khảo sát 300 người trưởng thành trong độ tuổi từ 35 đến 65 có khối tài sản có thể đầu tư ít nhất 100.000 đô la vào năm 2018. Trong số những người có lập ngân sách, 43% mô tả ngân sách của họ như một công cụ theo dõi hơn là một kế hoạch. Tuy nhiên, quá trình lập ngân sách gia đình không chỉ đơn giản là ghi lại các khoản thu và kiểm tra thói quen chi tiêu. Sau đây là 6 bước quan trọng để lập ngân sách gia đình:

 

1. Xác định mục tiêu

David Luebke, người sáng lập của Simplified Budget, cho biết: “Mục tiêu chính của việc lập ngân sách là bạn phải chi tiêu bằng hoặc thấp hơn khả năng tài chính của mình.” Ngân sách của bạn thành công hay thất bại có thể phụ thuộc phần lớn vào việc nó có phù hợp với các ưu tiên cá nhân và gia đình của bạn hay không. Eric Rosenberger, một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận và là đối tác của Synthesis Wealth Planning ở Morristown, New Jersey cho biết: “Ngân sách gia đình thực sự bắt đầu bằng việc mọi người cùng nhau thảo luận về các giá trị và mục tiêu tài chính.”

 

2. Theo dõi thu nhập và chi phí

Trước khi lập ngân sách, bạn cần hiểu tình hình tài chính hiện tại của mình. Hãy bắt đầu bằng cách theo dõi hoặc kiểm tra các giao dịch có giá trị trong 60 ngày qua tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng của bạn. Nhiều ngân hàng và thẻ tín dụng sẽ tổng hợp thông tin tài khoản và tạo báo cáo thu nhập và chi phí. Bạn cũng có thể chuyển sang các công cụ lập ngân sách miễn phí chẳng hạn như các ứng dụng từ Mint và Personal Capital.

 

3. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bạn

Khi bạn theo dõi chi phí, hãy xếp chúng vào các danh mục phù hợp, chẳng hạn như nhà ở, giải trí, ăn uống và thanh toán nợ. Khi bạn biết mình chi tiêu bao nhiêu cho mỗi hạng mục, hãy xác định khoản chi nào là cố định và khoản nào thay đổi trong năm.

6 bước tạo ngân sách gia đình hiệu quả nhất

Nếu gia đình bạn chi tiêu cho một danh mục quá nhiều tiền hoặc không còn tiền để tiết kiệm hoặc trả nợ, thì đã đến lúc cắt giảm chi tiêu. Ví dụ, gia đình bạn đi ăn ngoài thường xuyên và khoản này có xu hướng tiêu tốn nhiều ngân sách. Giải pháp cho vấn đề này là tăng số ngày ăn ở nhà, lên thực đơn hàng tuần, mua thực phẩm với số lượng lớn có thể giảm chi phí và tiết kiệm hơn. Giảm khoản chi cho cáp, dịch vụ thuê bao và các giao dịch mua hàng trực tuyến cũng là một cách giảm chi tiêu cho hộ gia đình.

 

4. Tiết kiệm và lập dự phòng

Sau khi thanh toán các khoản chi tiêu hàng tháng, khoản tiền còn lại nên được ưu tiên cho vào tiết kiệm. Mặc dù dùng tiền đó tập trung trả nợ có vẻ hợp lý hơn, nhưng một quỹ dự phòng cũng quan trọng không kém. Một quỹ dự phòng cần có đủ tiền để trang trải chi phí từ ba đến sáu tháng, theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính.

6 bước tạo ngân sách gia đình hiệu quả nhất

 

5. Cố gắng trả hết nợ

Một phần của quá trình lập ngân sách là cân bằng nhu cầu trả nợ với nhu cầu tiết kiệm cho tương lai. Nếu bạn có một khoản nợ tính lãi cao hơn lãi tiết kiệm, thì tốt nhất là bạn nên trả bớt nợ trước, sau đó để tiền tiết kiệm.

 

6. Kiểm tra ngân sách thường xuyên

Sau khi hoàn thành, ngân sách sẽ đóng vai trò như một kim chỉ nam hỗ trợ gia đình chi tiêu trong tương lai. Để ngân sách gia đình thêm hiệu quả, nên tham khảo ý kiến các thành viên trong gia đình ​​thường xuyên để đảm bảo chi tiêu thực tế phù hợp với những gì lập ra. Khi tình hình tài chính gia đình hoặc các ưu tiên chi tiêu thay đổi, ngân sách có thể được điều chỉnh.

 

Hãy họp gia đình hàng tháng để xem xét chi tiêu của tháng trước và dự kiến các khoản chi tiêu của tháng tới, giúp các thành viên luôn nắm vững tình hình tài chính của gia đình. Mong rằng với các bước trên đây có thể giúp bạn lập ngân sách gia đình đầy đủ và hiệu quả nhất. The Mastro chúc bạn thành công!

Tin liên quan

Khi mua xe hơi, tôi có nên trả hoàn toàn bằng tiền mặt không?

Khi bạn mua xe hơi, có hai cách thanh toán phổ biến là dùng tiền mặt hoặc đi vay. Việc bạn có nên mua bằng tiền mặt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như số tiền bạn tiết kiệm được, lãi suất bạn đủ điều kiện nhận nếu...
Vũ Anh

Nên đầu tư vào chứng khoán hay tiền điện tử?

Trước những biến động của thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm các khoản đầu tư thay thế như tiền điện tử Bitcoin. Tuy nhiên, để đầu tư vào tiền điện tử, bạn cần phải đánh giá kỹ lưỡng các danh mục đầu tư tổng thể...
Vũ Anh

Squid Game dạy ta điều gì về nợ nần?

“Squid Game” lấy bối cảnh ở Hàn Quốc, kể về hành trình của một nhóm người liều lĩnh thi đấu để có cơ hội thoát khỏi những món nợ khổng lồ mà họ mắc phải. Bộ phim được lấy cảm hứng từ cuộc khủng hoảng nợ khủng khiếp của Hàn...
Vũ Anh

Làm thế nào để tránh “bẫy chi phí chìm”?

Bạn đã từng đầu tư thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục rót tiền với mong muốn “được đồng nào hay đồng nấy”? Mặc dù sự thôi thúc muốn tận dụng tối đa số tiền của bạn là điều tốt, nhưng điều quan trọng là đừng để nó biến thành một...
Vũ Anh

Lộ trình 12 tháng cho sức khỏe tài chính của bạn

Lại một năm mới đang đến gần, không còn thời điểm nào tốt hơn để chuẩn bị cho một năm tài chính mới sung túc. Tuy nhiên, bạn không thể hoàn thành các mục tiêu tài chính cùng lúc, đó là lý do chúng ta cần một lộ trình 12...
Vũ Anh

Kế hoạch quản lý nợ là gì?

Không khó để đi vay, nhưng khi các khoản thanh toán nợ nhiều hơn mức bạn có thể quản lý, thì việc có một kế hoạch quản lý nợ là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, The Mastro sẽ làm rõ kế hoạch quản lý nợ là gì...
Vũ Anh